Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Sống ở thành phố dễ bị tâm thần

Khi lo âu, căng thẳng, vùng não điều tiết cảm xúc ở người sống trong thành phố hoạt động mạnh hơn ở người sống tại nông thôn.

Tinh thần ốm yếu

Trên khắp thế giới, thành phố thường được coi là nơi có chất lượng sống cao hơn nông thôn. Người thành phố giàu có hơn, được chăm sóc y tế và giáo dục tốt hơn, hoạt động vui chơi giải trí nhiều hơn. Nhưng nghịch lý là ở chỗ, dù có điều kiện vật chất hơn hẳn, nhưng về mặt tinh thần, người thành phố lại "ốm yếu" hơn người nông thôn.
 
Một nghiên cứu của Viện Sức khoẻ Tâm thần Arkin (Hà Lan) công bố năm 2009 cho thấy, người thành phố có nguy cơ rối loạn tâm trạng cao hơn 39% và rối loạn lo âu cao hơn 21% so với người nông thôn. Còn theo một nghiên cứu khác cũng do các nhà khoa học Hà Lan thực hiện tại Đại học Maastricht, tỷ lệ tâm thần phân liệt ở những người sinh ra và lớn lên ở thành phố cao gấp đôi ở nông thôn. Thành phố càng lớn thì số người tâm thần càng nhiều.
 
Môi trường thành phố có thể tác động đến não

Một nghiên cứu do Đại học Heidelberg (Đức) có thể lý giải phần nào nghịch lý này. Các nhà khoa học đã chụp não của 32 sinh viên đến từ một số vùng nông thôn và thành thị trong khi họ vừa làm bài tập số học, vừa phải nghe các ý kiến chê bai, giục giã. Hình ảnh thu được cho thấy, thùy hạnh nhân (vùng não xử lý cảm xúc, có liên quan đến tình trạng lo âu, trầm cảm) chỉ hoạt động ở những người sinh ra và lớn lên trong thành phố.
 
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy, ở người thành phố, phản ứng của vùng não pACC (có chức năng điều tiết thùy hạnh nhân và xử lý các cảm xúc tiêu cực) mạnh hơn nhiều so với ở những người đến từ nông thôn. Thí nghiệm được lặp lại một lần nữa với nhóm 23 sinh viên khác, và vẫn cho kết quả tương tự. Rõ ràng, sự khác biệt về môi trường sống đã có tác động nhất định đến khả năng phản ứng của não đối với những căng thẳng xã hội.

70% dân số thế giới sẽ là người thành thị

Theo Meyer-Lindenberg, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại Đại học Heidelberg, những phản ứng thái quá của các vùng não nói trên có  thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn  đề về sức khoẻ tâm thần thường gặp ở người thành phố. Khi nghiên cứu về cơ chế gây bệnh tâm thần phân liệt, ban đầu, nhà khoa học này chỉ tập chung vào yếu tố gen. Nhưng dù có hàng chục gen có liên quan đến căn bệnh thì ảnh hưởng mạnh nhất của các gen này cũng chỉ làm tăng 20% nguy cơ. Do vậy, ông đã chuyển hướng sang nghiên cứu tác động của môi trường sống.

Trong rất nhiều yếu tố có  thể gây stress cho người sống ở thành phố, Meyer-Lindenberg nhấn mạnh đến sự chia cắt xã hội, tiếng ồn và mật độ quá đông đúc. Đây là những vấn đề quan trọng, cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm quy hoạch và thiết kế thành phố tốt hơn, giảm nhẹ gánh nặng tinh thần cho người dân.
 
Theo dự báo, đến năm 2050, 70% dân số thế giới sẽ sống ở thành thị. Trong khi đó, vẫn còn quá ít thông tin có cơ sở khoa học giúp những người làm công tác quy hoạch có thể xác định điều gì là tốt hoặc không tốt đối với sức khoẻ tâm thần của những người sẽ sống trong các thành phố mà họ tạo ra.

Theo Thu Thủy- Khoa học & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/song-o-thanh-pho-de-bi-tam-than-n10658.html)

Tin cùng nội dung

  • Cuộc sống bận rộn và công việc bù đầu khiến nhiều người thường xuyên rơi vào tình trạng stress, căng thẳng. Sau đây là một số bí quyết để xua tan những mệt mỏi hiệu quả.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Nhóm các nhà khoa học ở Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu nhận dạng dấu hiệu để phát hiện tâm thần ở trẻ em.
  • Bất chấp trứng kiến gai đen có giá gần 1 triệu đồng/kg, nhưng với công dụng được cho là có lợi cho sức khỏe, giảm stress, tăng cường S*nh l*... nên vẫn rất hút khách Hà thành.
  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11-15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
  • Những nghiên cứu mới của y học đã làm sáng tỏ các vấn đề giúp bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể khỏi bệnh.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY