Sức khỏe hôm nay

SOS: Trẻ có thể tử vong vì thạch rau câu

Thạch rau câu không chỉ chứa nhiều phẩm màu, các chất hóa học không tốt cho cơ thể mà còn tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ tử vong do hóc thạch.

Trẻ ở bất kì độ tuổi nào cũng đều thích ăn thạch, ăn ít có thể giúp trẻ ngon miệng nhưng nếu ăn lượng nhiều dễ khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hóa.

Đặc biệt, các bác sĩ cảnh bảo không nên cho trẻ dưới 6 tuổi ăn thạch rau câu vì tính chất của thạch mềm và trơn, khi ăn vào dễ dàng thay đổi hình dạng ôm khít lấy đường thở, trẻ nhanh chóng rơi vào tình trạng lượng oxy lên não không đủ và nhanh chóng bị ngạt thở.

Do có tính chất như vậy nên việc gắp bỏ thạch ra khỏi cổ họng không dễ như gắp các dị vật khác vì nó rất dễ bị nát vụn.

Chiều ngày 8/5/2014 các bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) đã cứu chữa kịp thời cho một bé 5 tuổi bị hóc thạch nhưng các bác sĩ cũng cho rằng tuy được cứu sống kịp thời những cháu bé vẫn phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là não bộ.

Bác sĩ PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng,Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ, các phương tiện truyền thông đã cảnh báo và đưa tin nhiều về các trường hợp hóc thạch nhưng điều đáng buồn là cha mẹ vẫn cho trẻ nhỏ ăn thạch.

Trong khi đó, món ăn này không hề bổ dưỡng và dễ gây nguy hiểm cho trẻ. Dù biết trẻ nhỏ thường thích ăn đồ ngọt, bánh kẹo, thạch nhưng cha mẹ không nên nuông chiều, cho trẻ ăn. Trẻ hóc thạch là lỗi tại người lớn, từ sự bất cẩn của chính người lớn chứ không phải do trẻ.

Cách sơ cứu khi trẻ hóc thạch

Lý giải về các trường hợp thương tâm trẻ tử vong do hóc thạch, bác sĩ Dũng khẳng định “Trong số các trường hợp hóc dị vật thì hóc thạch là nguy hiểm nhất”.

Ngoài việc thời gian vàng trong điều trị quá ngặt nghèo các ca hóc thạch ở trẻ em cũng đòi hỏi điều trị khó khăn hơn, đòi hỏi bác sĩ phải xử lý linh hoạt. Bởi do thạch trơn, mềm, dễ nát ra thành các viên nhỏ nên càng nhanh bít hết đường thở của trẻ. Nếu bác sĩ cứ cố hút hết thạch trong đường thở của trẻ dễ thiếu ô xy trầm trọng, có nguy cơ tử vong. Do đó, trong trường hợp này bác sĩ cần phải luân chuyển liên tục giữa xông cung cấp ôxy và hút dị vật.

Trong năm qua, tại khoa đã tiếp nhận hàng chục ca hóc thạch, nhưng đến nay mới cứu sống và không để lại di chứng duy nhất trường hợp em bé 14 tháng tuổi ở Bắc Giang. Trường hợp này do người bác của cháu là bác sĩ nên đã có biện pháp sơ cứu kịp thời khi trẻ hóc thạch.

Theo Chất lượng Việt Nam, để phòng trách tai nạn đáng tiếc này, PGS.TS Dũng khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tuổi ăn thạch.

Với trẻ chẳng may bị hóc thạch, ngay lập tức cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất (hoặc nằm vắt ngang đùi người lớn, bụng chèn vào đùi để đầu dốc xuống đất) rồi dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, hoặc tạo khe hở để trẻ dễ thở hơn và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Tuyệt đối không được dùng tay cố móc thạch ra khỏi cổ trẻ bởi việc làm này vô tình càng làm miếng thạch bị đẩy sâu vào bên trong, bít hết đường thở của trẻ, khiến trẻ tử vong nhanh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/sos-tre-co-the-tu-vong-vi-thach-rau-cau-8963/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY