Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

SP Lozarsin Plus - Thuốc điều trị tăng huyết áp dạng phối hợp

Hiếm gặp phản ứng phản vệ, phù mạch (phù thanh quản/thanh môn gây tắc khí đạo), phù mặt/môi/họng/lưỡi; viêm mạch (kể cả ban dạng Henoch-Schoenlein). Ít gặp viêm gan; tiêu chảy; ho.

Thành phần mỗi viên

Losartan K 50 mg.

Hydrochlorothiazide (HCTZ) 12.5 mg.

Chỉ định

Tăng huyết áp (khi cần phối hợp Thuốc), tăng huyết áp có phì đại thất trái (giảm nguy cơ tai biến tim mạch).

Liều dùng

1 viên/ngày, nếu không đáp ứng: tăng 2 viên/1 lần/ngày, tối đa 2 viên/ngày.

Người cao tuổi: khởi đầu 1 viên/ngày.

Cách dùng

Có thể dùng lúc đói hoặc no.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Thuốc/thiazid/dẫn chất sulfonamid.

Gout/tăng acid uric, vô niệu, bệnh Addison, tăng Ca huyết, suy gan & thận nặng.

Thận trọng

Giám sát đặc biệt &/hoặc giảm liều khi mất nước/phối hợp Thuốc lợi tiểu/có yếu tố dễ dẫn đến hạ HA, hẹp động mạch thận/chỉ còn 1 thận.

Theo dõi định kỳ điện giải huyết thanh, nước tiểu (nhất là khi dùng corticosteroid, ACTH/digitalis, quinidin vì nguy cơ xoắn đỉnh gây rung thất).

Suy thận nặng (tăng urê, giảm thêm chức năng thận), suy gan (dễ hôn mê gan), Gút (nặng lên), đái tháo đường (điều chỉnh insulin, Thuốc hạ glucose huyết).

Tác dụng hạ HA của HCTZ tăng lên sau cắt bỏ thần kinh giao cảm.

Tăng cholesterol, triglycerid.

Người có tuổi (dễ mất cân bằng điện giải).

Phụ nữ có thai/cho con bú. Lái xe/vận hành máy móc.

Phản ứng phụ

Hoa mắt, suy nhược/mệt mỏi, chóng mặt.

Ít gặp: viêm gan; tiêu chảy; ho.

Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù mạch (phù thanh quản/thanh môn gây tắc khí đạo), phù mặt/môi/họng/lưỡi; viêm mạch (kể cả ban dạng Henoch-Schoenlein).

Tương tác Thuốc

Cimetidin (tăng AUC của losartan ~18%), phenobarbital (giảm ~20% AUC của losartan & chất chuyển hóa có hoạt tính).

Rượu (hạ HA tư thế); Thuốc trị đái tháo đường (chỉnh liều các Thuốc này).

Colestyramin/colestipol resin (giảm hấp thu HCTZ, nên uống HCTZ trước 1 giờ/sau 4 giờ); Corticosteroid, ACTH (mất điện giải, nhất là hạ K máu); Glycosid tim (hạ K/Mg, tăng loạn nhịp do digitalis).

NSAID (giảm tác dụng lợi tiểu & hạ huyết áp, giảm Na niệu); Amin tăng HA như noradrenalin (giảm tác dụng các amin này).

Thuốc giãn cơ vân không khử cực như tubocurarin (tăng hiệu quả các Thuốc này).

Thuốc trị gout (HCTZ làm tăng nồng độ acid uric); Muối calci (làm tăng Ca máu).

Carbamazepin (nguy cơ hạ Na máu triệu chứng); Thuốc chẹn beta, diazoxid (tăng đường huyết); Thuốc kháng cholinergic như atropin, beperiden (tăng sinh khả dụng thiazid).

Amatandin (tăng nguy cơ tác dụng phụ).

Thuốc độc tế bào, cyclophosphamid, methotrexat (giảm bài tiết ở thận, tăng ức chế tuỷ sống).

Trình bày và đóng gói

Viên nén bao film: 3 vỉ x 10 viên.

Nhà sản xuất

Shinpoong Daewoo.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/s/sp-lozarsin-plus/)

Tin cùng nội dung

  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY