Kinh tế xã hội hôm nay

Sự cần thiết sửa đổi dự án Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)

MangYTe - Tại báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) có nêu mục tiêu cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 và giải pháp tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Sáng nay, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lần đầu tiên đăng đàn Quốc hội Sáng nay, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lần đầu tiên đăng đàn Quốc hội

Sự cần thiết sửa đổi dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10 – quốc hội khóa xiv, sáng 23/10, dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (hiv/aids).

Tại Báo cáo, ban soạn thảo đã cơ bản tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội, ý kiến tham gia thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 18, ủy ban về các vấn đề xã hội (gọi tắt là ủy ban - pv) đã thẩm tra dự án luật trên cơ sở tờ trình số 438/ttr-cp ngày 25/9/2020 của chính phủ. ủy ban tán thành sự cần thiết và phạm vi sửa đổi, bổ sung đã được thể hiện trong tờ trình.

Sự cần thiết sửa đổi dự án Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) - Ảnh 2.

Quyền bộ trưởng bộ y tế trình bày tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật.

Thể chế quan điểm, chủ trương Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có mục tiêu "cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS" vào năm 2030 và giải pháp "tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS";

Khắc phục những hạn chế, bất cập của luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống trong tình hình mới, tập trung chủ yếu vào các quy định về: mở rộng quyền tiếp cận thông tin; cụ thể hóa và tăng cường quyền tiếp cận các dịch vụ phòng, chống hiv/aids; bảo đảm chi trả từ quỹ bảo hiểm y tế đối với một số dịch vụ dành cho người nhiễm tham gia bảo hiểm y tế.

Dự thảo Luật cơ bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục quan tâm rà soát tính đồng bộ, thống nhất giữa dự thảo Luật với quy định của các luật hiện hành và các dự án Luật mà Quốc hội đang tiến hành sửa đổi, bổ sung.

Các nội dung của Dự thảo Luật

Về thông báo kết quả xét nghiệm hiv dương tính và tiếp cận thông tin người nhiễm hiv (sửa đổi, bổ sung điều 30). để bảo đảm việc thực hiện quy định về quản lý nhà nước trong việc phòng, chống phù hợp với tình hình thực tế và lợi ích của người nhiễm hiv, dự thảo luật bổ sung một số chủ thể được tiếp cận thông tin người nhiễm hiv.

Ủy ban thấy rằng, chính sách này có liên quan và ảnh hưởng đến quyền bảo mật thông tin của cá nhân người nhiễm HIV. Việc điều chỉnh chính sách này cần hài hòa giữa mục tiêu bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng cũng cần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh, đặc biệt là quyền bảo mật thông tin của cá nhân và cần phù hợp với khuyến nghị của quốc tế. Vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung quy định mang tính chất nguyên tắc về đối tượng có thẩm quyền thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm hiv (sửa đổi, bổ sung điều 21): ủy ban thấy rằng, việc sửa đổi, bổ sung quy định tại điều 21 theo hướng cụ thể hóa các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm hiv là và phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Tại tờ trình số 438/ttr-cp, chính phủ đề nghị bổ sung vào sửa đổi, bổ sung một số điều của luật xử lý vi phạm hành chính và phòng, chống M* t*y (sửa đổi) một số quy định để: bảo đảm người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế không bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc; và bảo đảm người nghiện M* t*y được tiếp tục điều trị nghiện các chất dạng Thu*c phi*n bằng Thu*c thay thế trong cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc trong cơ sở giam giữ.

Ủy ban nhận thấy, nội dung này liên quan đến phòng, chống M* t*y (sửa đổi), do đó, đề nghị chính phủ thống nhất về quan điểm, xác định rõ mục tiêu, đánh giá tác động chính sách này trong phòng, chống M* t*y (sửa đổi) và báo cáo quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Kinh phí xét nghiệm hiv tự nguyện để dự phòng lây nhiễm hiv từ mẹ sang con (sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 35): việc quy định này đã bổ sung việc chi trả từ quỹ bảo hiểm y tế đối với người có thẻ bảo hiểm y tế khi thực hiện xét nghiệm hiv theo yêu cầu chuyên môn.

Nguồn lực cho phòng, chống (sửa đổi, bổ sung điều 43): ủy ban tán thành việc sửa đổi, bổ sung điều 43 về nguồn lực cho phòng, chống đã góp phần thể chế hóa tinh thần của nghị quyết số 20-nq/tw và phù hợp với bối cảnh hiện nay, khi có một loạt thách thức về tài chính đối với chương trình phòng, chống hiv/aids. tuy nhiên, ủy ban đề nghị chính phủ nghiên cứu, rà soát bổ sung quy định để giúp tăng nguồn lực, nâng cao trách nhiệm của các địa phương và tăng sự tham gia, đóng góp của xã hội, cộng đồng và cá nhân trong phòng, chống hiv/aids.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhận thấy, một số quy định về nguồn lực thực hiện chính sách chưa rõ ràng, không bảo đảm tính khả thi của chính sách, đề nghị Chính phủ rà soát và có quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ, ngành và ngân sách bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách.

Ngoài ra, ủy ban đề nghị chính phủ quan tâm đến các nguồn lực từ quỹ bảo hiểm y tế cho công tác phòng, chống khi sửa luật khám bệnh, chữa bệnh và luật bảo hiểm y tế.

Về đề nghị bãi bỏ Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV (Điều 44): Ủy ban thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay khi nguồn lực dành cho công tác phòng, chống AIDS, đặc biệt nguồn viện trợ quốc tế liên tục giảm thì việc huy động nguồn nội lực là rất quan trọng. Quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV có thể là một cơ chế tài chính thu hút nguồn lực xã hội cho phòng, chống HIV/AIDS. Vì vậy, Ủy ban đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc bãi bỏ Quỹ này.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/su-can-thiet-sua-doi-du-an-luat-phong-chong-nhiem-virus-gay-ra-hoi-chung-suy-giam-mien-dich-mac-phai-o-nguoi-hiv-aids-2020102310172436.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Chi tiết nội dung Thư mời tham gia dự án Mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY