Chỉ nên sử dụng kim bút tiêm insulin một lần, dùng đúng liều lượng hướng dẫn, luân chuyển vị trí tiêm để tránh trường hợp loạn dưỡng mô mỡ, theo bác sĩ trần thị thùy dung - khoa nội tiết bệnh viện đại học y dược tp hcm.
Tăng đường huyết lâu dài, diễn tiến âm thầm gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan cơ thể, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. người bệnh đái tháo đường thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm covid-19, khi nhiễm nguy cơ trở nặng nhanh, do đó phải chú ý đến chế độ điều trị, đề phòng lây nhiễm.
Bút tiêm giúp người bệnh insulin bổ sung insulin hàng ngày, dễ dàng sử dụng, liều lượng chính xác, ít đau và dễ mang theo. tuy nhiên, nếu tiêm không đúng kỹ thuật sẽ không đạt được hiệu quả điều trị và gây một số biến chứng.
Theo bác sĩ dung, thực tế nhiều người sử dụng bút tiêm insulin chưa đúng. bệnh nhân cần biết cách bảo quản insulin, nếu bảo quản sai sẽ khiến thu*c mất tác dụng; cũng cần chú ý luân chuyển vị trí tiêm, tránh trường hợp loạn dưỡng mô mỡ ở vị trí tiêm, insulin sẽ không hấp thu được vào máu. sử dụng sai loại, sai liều còn có thể gây hạ đường huyết.
Bác sĩ dung hướng dẫn người bệnh đái tháo đường sử dụng bút tiêm insulin đúng cách tại nhà. ảnh: bệnh viện cung cấp
Tùy đặc điểm của từng người bệnh, bác sĩ kê toa loại insulin và liều tiêm phù hợp. bệnh nhân cần kiểm tra tên thu*c trên thân bút và toa thu*c để xác định đúng loại insulin, liều tiêm, thời điểm tiêm, chú ý hạn sử dụng của bút. bác sĩ dung khuyến cáo, chỉ nên sử dụng kim bút tiêm một lần, tránh tái sử dụng quá nhiều lần để tránh bị đau khi tiêm và hạn chế nguy cơ hình thành loạn dưỡng mô mỡ nơi tiêm.
Bác sĩ Dung cũng khuyến khích người bệnh sử dụng máy đo đường huyết mao mạch để tự theo dõi sức khỏe tại nhà; chú ý các dấu hiệu bất thường của cơ thể để có biện pháp xử trí kịp thời.90
Chủ đề liên quan:
bút tiêm insulin đái tháo đường đái tháo đường insulin Phổ biến kiến thức Thường thức về sức khỏe