Sức khỏe hôm nay

Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần biết

Thai nhi 1 tuần tuổi vẫn chưa có bất kỳ dầu hiếu hiệu rõ ràng về hình dạng và kích thước. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng phải thật chú ý để lên kế hoạch và chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Mang thai tuần đầu là khi nào?

Sau khi tinh trùng gặp trứng sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai và dần dần phát triển thành phôi thai. Nếu sản phụ nhớ chính xác ngày quan hệ tình dục và ngày rụng trứng thì đó được tính là ngày đầu tiên của thai kỳ. Với những sản phụ có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không nhớ ngày quan hệ, thì cách tính tuần tuổi thai nhi dựa trên phương pháp siêu âm.

Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa cho rằng, tuần thứ nhất của thai kỳ vẫn chưa được coi là mang thai chính thức. Bởi vì, bác sĩ chuyên khoa sản sẽ tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ kinh nguyệt sau cùng.

Vì vậy, sản phụ sẽ mang thai tuần 1 trước cả thời điểm xảy ra quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Hay có thể hiểu rằng, tinh trùng gặp trứng vào khoảng từ tuần 1 đến tuần 3 của thai kỳ. Nếu thử que cho thấycó thai, có nghĩa là thai kỳ đã ở tuần thứ 4 chứ không phải đang tuần thứ nhất.

Tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ kinh nguyệt sau cùng.

Tìm hiểu về quá trình phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi

Một tuần của thai kỳ là bao nhiêu ngày?

Từ lúc hình thành trong bụng mẹ cho đến ngày chào đời, thai nhi sẽ trải qua 40 tuần tuổi tương đương với 280 ngày. Thông thường, các bác sĩ sẽ tính tuổi thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến cột mốc hiện tại. Đây là phương pháp đơn giản và có độ chính xác cao nên được nhiều mẹ bầu tự áp dụng để tính tuổi thai hiện nay

Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi như thế nào?

Thực chất thai 1 tuần tuổi vẫn chưa có bất cứ biểu hiện nào về hình dạng và kích thước. Sau đó một vài tuần, thai nhi mới chính thức hình thành. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian quan trọng, là thời điểm cho mẹ lên kế hoạch và chuẩn bị cho 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Ngày dự sinh của thai nhi thường được tính là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, thai kỳ kéo dài đến 42 tuần, lúc này được gọi là thai quá ngày hoặc thai già tháng.

Cơ thể người mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 1?

Quá trình thụ tinh

Quá trình thụ thai diễn ra âm thầm, không có một biểu hiện nào ra bên ngoài. Sau khi trứng rụng, trứng sẽ di chuyển từ buồng trứng đến ống dẫn trứng trong khoảng thời gian từ 12-24 tiếng. Tại đây, tinh trùng khỏe mạnh nhất, nhanh nhất sẽ gặp được trứng và bắt đầu thụ tinh. Vào thời điểm trứng thụ tinh và làm tổ trên thành tử cung, thai phụ có thể bị chảy một ít máu, được gọi là máu báo thai.

Các dấu hiệu nhận biết mang thai tuần thứ 1

  • Nhiệt độ cơ thể tăng

  • Nhạy cảm với mùi vị, khó chịu, buồn nôn

  • Cảm giác căng tức ngực

  • Đầy bụng, khó tiêu, táo bón

  • Tâm tính thay đổi, dễ bực bội, cáu gắt, nóng giận

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường trong một ngày

  • Âm đạo chảy máu ít ngoài kỳ kinh

  • Thay đổi mùi và màu sắc của chất nhầy ở cổ tử cung

  • Bầu vú cương cứng, núm vú chuyển sang màu đậm hơn

  • Đau bụng dưới âm ỉ

Các dấu hiệu trên đây không phải sẽ có ở mọi trường hợp mang thai nhưng nó là phổ biến. Tùy thể trạng của từng người mà có các dấu hiệu khác nhau.

Ở tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu đã có những dấu hiệu mệt mỏi.

Mẹ bầu nên làm gì trong tuần thai 1?

Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu - Hãy bàn bạc cùng chồng

Sức khỏe của ba mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến việc thụ thai. Vì vậy, trước khi dự định mang bầu, ba mẹ nên chăm sóc sức khỏe bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, sinh hoạt lành mạnh.

Hơn nữa, việc chăm sóc thai phụ và sinh con rất tốn kém. Bạn sẽ phải chi rất nhiều để chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu, khi đi sinh, và cả một thời gian dài nuôi con sau này. Bởi vậy hai vợ chồng cần bàn bạc và chuẩn bị chi phí để chăm sóc tốt cho mẹ và bé.

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày

Khi bắt đầu mang thai, người mẹ nên hình thành thói quen tốt trong chế độ ăn uống và tập luyện. Thai phụ nên cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, bổ sung axit folic cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết.

Cần cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, thai phụ cần tránh sử dụng thuốc lá, đồ uống có cồn chất kích thích… cũng như hạn chế thức khuya và vận động mạnh.

Tập thể dục để sớm có tin vui

Việc tập luyện, vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh hơn. Thói quen tập thể dục hàng ngày sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai và cảm thấy khỏe khoắn hơn trong thai kỳ.

Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu - Ngủ đủ giấc, đúng giờ

Mang thai là một nhiệm vụ thiêng liêng nhưng cũng rất mệt nhọc, vì thế mẹ bầu cần có một chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Chất lượng giấc ngủ và việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng đối với mẹ bầu. Mẹ bầu cần đi ngủ trước 23h và nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa để đảm bảo sự có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Giữ tinh thần thoải mái

Thai phụ phải luôn giữ được tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ từ khi bắt đầu mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy hóa giải các vấn đề mâu thuẫn giữa hai vợ chồng, điều tiết các mối quan hệ trong gia đình để người vợ có tinh thần và sức khỏe tốt nhất trước khi mang bầu.

Đừng quên “yêu” đều đặn

Thường xuyên “yêu” và “yêu đúng thời điểm” là một trong những cách thụ thai hiệu quả. Điều này có nghĩa là nếu “cuộc yêu” diễn ra với tần suất đều đặn trong thời gian rụng trứng, thì rất dễ thụ thai.

Với những người xác định được thời gian rụng trứng thì việc lên kế hoạch “yêu” không hề khó. Tuy nhiên với những người phụ nữ không biết khi nào trứng rụng thì các chuyên gia khuyên rằng họ nên “yêu” 3 lần/tuần để dễ thụ thai.

Điều cần biết khi mang thai tuần đầu - Khám sức khỏe

Thăm khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai là việc làm quan trọng. Điều này giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe tổng thể của bản thân, cần bổ sung chất dinh dưỡng nào không, có cần điều trị bệnh lý nào ảnh hưởng đến quá trình thụ thai hay không... Khi có được một cơ thể khỏe mạnh, chắc chắn, quá trình mang thai sẽ thuận lợi hơn.

Những xét nghiệm nào mẹ bầu cần biết khi mang thai?

Khi bắt đầu mang thai, mẹ bầu cần tìm hiểu về những xét nghiệm cần phải thực hiện trong thai kỳ. Các mốc xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ bao gồm: đo độ mờ da gáy ở tuần 11-13, xét nghiệm Triple test kiểm tra rối loạn nhiễm sắc thể ở tuần 15-20, Siêu âm khảo sát hình thái học của thai ở tuần 20-24, siêu âm đánh giá sự phát triển thai ở tuần 30-32…

Những xét nghiệm trong thời gian thai kỳ không chỉ giúp kiểm tra sức khỏe người mẹ mà còn đánh giá, theo dõi được sự phát triển của thai nhi.

Một số loại vắc xin mẹ bầu nên suy xét khi mang thai

Tiêm vắc xin trước khi mang thai có vai trò rất quan trọng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro của mẹ và thai nhi trước một số bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng bởi có một số loại vắc xin không được phép tiêm khi mang thai.

Tuần đầu thai kỳ mẹ bầu vẫn chưa có sự thay đổi về vòng 2.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tuần 1

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là vấn đề cần phải chú trọng. Thai phụ cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Khi bắt đầu mang thai, mẹ bầu cần bổ sung axit folic bởi vì chất này có tác dụng ngăn ngừa các khiếm khuyết thần kinh trong những tuần thai đầu tiên. Axit folic tự nhiên tồn tại trong các loại hạt khô, đạu lăng, đậu Hà Lan, bánh mì đen...

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn đầy đủ các nhóm sau:

  • Tinh bột: Gạo trăng, gạo lứt, ngũ cốc, bánh mì...

  • Chất đạm: Cá, thịt, trứng, ngũ cốc, đậu...

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh hoa quả hay nước ép quá ngọt

  • Chất béo: Từ mỡ động vật, dầu thực vật, bơ...

  • Bổ sung các loại vitamin như: axit folic, sắt, canxi, vitamin A, D...

  • Uống đủ 2-3l nước mỗi ngày

Mẹ bầu nên tránh các thực phẩm sau trong thực đơn hàng ngày:

  • Rượu, bia, nước ngọt có gas, chất kích thích, thuốc lá

  • Những thực phẩm nóng như: Ớt, mù tạt, hạt tiêu...

  • Ba tháng đầu nên hạn chế những thực phẩm có tính hàn như rau ngót, nước dừa...

  • Những loại cá sống dưới tầng nước sâu có chứa thủy ngân: Cá thu, cá ngừ…

  • Những thực phẩm gây co thắt tử cung như dứa, đu đủ xanh…

  • Những thực phẩm tái, sống, chua được tiệt trùng…

Một số bệnh thường gặp khi mang thai tuần 1

Trong thời gian mang thai tuần 1, mẹ bầu có thể gặp một số bệnh thông thường dưới đây:

  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

  • Rối loạn tiêu hóa

  • Mắc hội chứng bàng quang kích thích, hay đi tiểu

  • Viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

  • Viêm da dị ứng

  • Bệnh trĩ, táo bón

  • Cúm, viêm đường hô hấp trên

  • Nhiễm virus như: thủy đậu, sởi, Rubella, Epstein-barr virus, virus hợp bào hô hấp…

Nhạy cảm với mùi vị, buồn nôn là một trong những dấu hiệu mang thai sớm.

Câu hỏi thường gặp ở mang thai tuần 1

1. Nhạt miệng có phải là mang thai?

Chị em phụ nữ thường gặp phải tình trạng nhạt miệng trong quá trình mang thai. Nguyên nhân gây nên bởi sự thay đổi của cơ thể, nội tiết tố oestrogen bắt đầu được sản sinh ra, mà nó đóng vai trò trong quá trình tiếp nhận hương vị, kích thích cảm giác thèm ăn.

2. Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ tình dục có phải là mang thai?

Phụ nữ mang thai thường có thính giác nhạy bén hơn bình thường rất nhiều. Nếu có cảm giác buồn nôn sau quan hệ từ 1-5 ngày và đi tiểu nhiều lần thì khả năng cao là bạn đã có thai. Tuy nhiên, vì thời gian còn khá sớm nên các dấu hiệu mang thai chưa thực sự rõ ràng.

3. Mới có thai có bị sốt không?

Thông thường nhiệt độ cơ thể tăng khi thời tiết nóng nực, hoạt động mạnh, hoặc bị cảm, sốt. Tuy nhiên nếu không gặp phải bất kỳ điều gì kể trên mà cơ thể bạn vẫn sốt nhẹ thì có thể đây là dấu hiệu có thai sớm nhất sau 1 tuần. Triệu chứng này biểu hiện rõ hơn trong suốt giai đoạn thai kỳ với những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi.

4. Mang thai tuần đầu đã thấy bụng to chưa?

Với thai tuần đầu tiên, thai phụ mới chỉ cảm nhận được dấu hiệu đau tức bụng nhẹ, ra máu báo chứ bụng vẫn chưa to. Phải đến thời điểm tháng thứ 3 trở đi thì bụng bầu mới nhìn rõ hơn. Tùy vào từng cơ thể và sự phát triển của bé mà ở mỗi người bụng bầu có kích thước khác nhau.

5. Có mẹ nào mang thai mà không có dấu hiệu ốm nghén gì?

Cơ địa của mỗi người phụ nữ không giống nhau, do vậy không phải thai phụ nào cũng xuất hiện những triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, tức ngực, mệt mỏi… Nhiều người không hề biết mình mang thai, không cảm nhận được bất cứ dấu hiệu nào của thai kỳ. Họ trải qua thai kỳ một cách thoải mái, thuận lợi, ăn uống ngon miệng và tinh thần phấn chấn.

6. Dấu hiệu sảy thai tuần đầu

Hiện tượng chảy máu âm đạo diễn ra khá phổ biến ở những tuần đầu thai kỳ. Tuy nhiên nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi hoặc màu nâu đậm lặp đi lặp lại thì không phải dấu hiệu bình thường nữa. Bên cạnh đó, nếu thấy xuất hiện những cơn đau co thắt co tử cung, khó thở, kèm chảy máu âm đạo thì có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mang thai tuần đầu, chị em cần nhanh chóng đi khám ngay.

3. Dịch nhờn âm đạo ra nhiều

Trong quá trình mang thai, khí hư âm đạo thường có màu trắng trong nhưng cũng có khi hơi đục hoặc hơi vàng. Số lượng khí hư tiết khi mang thai ra không quá nhiều. Nhưng nếu dịch nhờn ra nhiều bất thường kèm chất lỏng có màu hồng, cục máu đông, đặc biệt có mùi hôi nặng thì có thể là dấu hiệu sắp sảy thai.

4. Mất triệu chứng có thai

Nếu đã thử thai cho kết quả dương tính nhưng bỗng nhiên lại mất các triệu chứng có thai như ngực không căng, không buồn nôn, không mệt mỏi… thì hãy nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để đi kiểm tra thai.

5. Đau vùng bụng dưới

Khi bắt đầu có thai, mẹ bầu sẽ cảm nhận thấy những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Hiện tượng này có thể đi kèm với việc ra một chút máu gọi là máu báo thai.

7. Có nên quan hệ tình dục trong tuần thai đầu tiên?

Bà bầu vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường trong tuần đầu thai kỳ. Tuy nhiên, cần thận trọng và đúng cách để không ảnh hưởng đến cả mẹ và

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/su-phat-trien-cua-thai-nhi-1-tuan-tuoi-va-nhung-dieu-me-bau-can-biet-32906/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY