Tâm linh hôm nay

Sự sống của con người trong đại dịch bệnh và suy ngẫm về vô thường dưới góc nhìn y học

Vô thường dưới góc độ y học là sự vận động, luôn thay đổi từng giây của từng tế bào, và trong một khoảng thời gian tùy theo mỗi loại tế bào, các tế bào cũ sẽ được đổi mới.

Theo cá nhân người viết, luận “vô thường” như sau: Có 2 cách hiểu.

Một là, ý nghĩa “vô thường” được giải nghĩa dưới góc độ y học thông qua chu trình sinh - diệt tế bào diễn ra liên tục từ khi chúng ta có mặt trên thế gian này đến ngày rời cõi tạm. hai là, có thể hiểu rộng hơn như sau: có sinh ắt có diệt, tận cùng của diệt sẽ “nảy mầm” sinh. có thịnh ắt có suy, trải qua suy sẽ thịnh trở lại. tất cả là hoàn toàn có thể, vì vốn quy luật vô thường là khách quan!

Vô thường dưới góc độ y học là sự vận động, luôn thay đổi từng giây của từng tế bào, và trong một khoảng thời gian tùy theo mỗi loại tế bào, các tế bào cũ sẽ được đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho cơ thể chúng ta phát triển và tuân theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Đúng vậy, sau một ngày dài - đêm thâu, cơ thể chúng ta đã diễn ra không biết bao nhiêu chu trình sinh - diệt tế bào để cho ra một sản phẩm tạo hóa chính là “hình ảnh mới mẻ của chúng ta” đầy sức sống trong một ban mai. Tạo hóa đã ban cho chúng ta một quy luật “Vô thường” huyền diệu!

Chúng ta vừa bàn đến khái niệm và các luận chứng khoa học của quy luật Vô thường, vận dụng vào thực tiễn một năm dịch dã 2020 vừa qua ngẫm ra được những gì cho những năm tiếp theo.

Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe

Dịch bệnh khiến mọi hoạt động bị ngưng trệ gây thiệt hại lớn về người và của, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, nhờ có dịch bệnh mà ta sống chậm hơn, biết suy nghĩ, quan tâm về sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình, quan tâm nhiều hơn đến khả năng đề kháng và miễn dịch của cơ thể. Trước đây, nhiều người từng xem nhẹ những khuyến cáo liên quan sức khỏe; thay vào đó cứ lao vào cố gắng sở hữu vật chất bằng mọi giá, theo đuổi và thể hiện đẳng cấp, các buổi tiệc vui chơi linh đình, hoang phí, thừa mứa thực phẩm, không ngừng săn lùng các loài thú hoang dã quý hiếm...; xem thường và tàn phá môi trường thiên nhiên, bê tông hóa khắp nơi... gây ra hiệu ứng nhà kính nơi, cố gắng tậu cho thật nhiều sản phẩm công nghệ như là “chiến tích” cho bằng bạn bằng bè, rồi nằm ì trên giường, điều khiển cả thế gian qua các thiết bị thông minh.

Những ngày cách ly xã hội, dành nhiều thời gian trong nhà, đôi khi chúng ta cũng tự vấn mình về các mối quan hệ; về hành vi và công việc hàng ngày của chính chúng ta;... Có gì đó làm chúng ta giật mình suy nghĩ về vai trò con người trong đại dịch COVID-19, về sự coi thường sức khỏe của mỗi chúng ta như là “gieo nhân xấu” và “hái quả xấu” trong thế giới ồn ào xô bồ này. Phải chăng dịch dã cũng là do chúng ta góp phần gây nên? Phải chăng đây là hiện hữu của “Luật nhân quả” con người phải gánh lấy một phần trách nhiệm?

Trải qua một năm 2020, ngẫm về triết lý vô thường làm cho mỗi người chợt giật thót, hóa ra ngày thường chúng ta cứ mải miết với bao nhiêu chuyện trên đời, mà quên đi phải bảo vệ và gìn giữ sức khỏe, để rồi khi dịch dã ập đến mới chợt ngộ ra hóa ra những chuyện kia chỉ là “vô thường” sức khỏe mới quý hóa đến nhường nào!

Đời người ngắn ngủi, phải biết trân quý những gì đang có

Trải qua dịch bệnh, mới biết đời người quả là ngắn ngủi. Biết bao người chúng ta quen hoặc chưa từng gặp bao giờ chẳng may bị dính vào con SARS-CoV-2, đề kháng cơ thể không chống cự được, rơi vào cơn bạo bệnh, không qua khỏi, phải xa rời cõi tạm để lại nỗi đau khôn xiết cho những người thân yêu. Đáng nhẽ ra, sẽ không có dịch bệnh, có rất và rất nhiều người sẽ được tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến cho cộng đồng. Thế mà một lần nữa chúng ta phải thốt lên cụm từ “Đời vô thường!”, “Cuộc sống quá vô thường!”... Hóa ra, mạng sống con người mới là quan trọng nhất, như lời đúc kết của ông cha “Còn người là còn tất cả”.

Ở góc độ khoa học, vô thường đúng với mỗi người và càng đúng với nhận định “cuộc sống vô cùng ngắn ngủi, không dài như chúng ta tưởng”, cắt nghĩa cụ thể là cơ thể mỗi chúng ta năm nay “không phải” của chúng ta năm sau, chúng ta của hôm nay “không phải” là chúng ta ngày mai, chúng ta buổi sáng “không phải” là chúng ta buổi chiều, bởi vì qua mỗi phút giây trong cơ thể đều có sinh và có tử cùng diễn ra để cho ra một hình ảnh mới mẻ của chúng ta. sinh chiếm ưu thế, hay tử chiếm ưu thế đều có thể xảy ra, vì tất cả không ngoài quy luật vô thường!

BS. Hoài Châu

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/su-song-cua-con-nguoi-trong-dai-dich-benh-va-suy-ngam-ve-vo-thuong-duoi-goc-nhin-y-hoc)
Từ khóa: Vô thường

Chủ đề liên quan:

vô thường

Tin cùng nội dung

  • Nó kém xa những gì mà Hàn Quốc và Nhật Bản đã làm ở World Cup 2002, khi lễ khai mạc diễn ra vào buổi tối, và những quả cầu pha lê cùng đèn LED khi ấy đã phát huy tối đa hiệu quả ánh sáng.
  • Khi nói về thế giới và con người, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng, thế giới này được khởi tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệt, vô thường, tan hoại và diệt vong. Định luật vô thường của đức Phật chia làm bốn giai đoạn: “thành, trụ, hoại, không”.
  • Chúng ta thường lầm tưởng chỉ có sinh vật là mau già ch*t, chứ những vật lớn lao như núi sông, đất cát, thì muôn đời cũng vẫn ở yên một chỗ. Nhưng thật ra không đúng như vậy. Sông núi cũng có cái già cái trẻ. Đất cát cũng có khi lở khi bồi. Không có vật gì là vĩnh viễn tồn tại.
  • Tâm dẫn đầu các Pháp, tâm là tối thượng, mọi hành động đều do tâm hướng dẫn, do tâm làm chủ và do tâm tạo nên. Chính tâm điều khiển và tạo tác ra hành động bằng “Thân, Khẩu, Ý”.
  • Vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái cố định, luôn luôn thay hình đổi dạng, biến đổi liên tục. Thoạt tiên là hình thành, rồi tồn tại, sau đó đến biến đi và cuối cùng là tan rã. Đạo Phật gọi những giai đoạn đó là: “thành, trụ, hoại, không” hay “sinh, trụ, dị, diệt”.
  • Ai cũng có những đau khổ và phiền não với muôn hình muôn vẻ khác nhau, 5 quyển sách hay về Phật giáo giúp ta nhìn thẳng và thấu hiểu những khổ đau để từ đó biết cách thực hành “buông xả phiền não” .
  • Có một hạng người vì quá bi quan về thân này, cho nó là bất tịnh, xấu xa nhơ nhớp, nên chán ghét, muốn hủy hoại vì nghĩ rằng nó là nguyên nhân gây ra đau khổ cho chính mình.
  • Cuộc trò chuyện giữa Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu với Thượng Tọa Thích Nhật Từ khá thú vị cho ta thấy một phần nào đời sống và suy nghĩ của Giáo sư với đạo Phật.
  • Cấp cứu, cấp cứu!
  • Mới đầu năm 2020 nhưng có quá nhiều điều không hay xảy ra, khi những chuyện này xảy ra, chúng ta mới biết, chúng ta sống trên Trái đất này thì ra nhỏ bé biết bao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY