Cuộc nghiên cứu được tiến hành trên 15.000 người dân Mỹ, độ tuổi 24-35 bằng cách: phỏng vấn 90 phút với một bảng hỏi và bảng phân tích sức khỏe cùng thang đo độ hấp dẫn của mỗi người gồm 5 cấp: rất không hấp dẫn, không hấp dẫn, trung bình, hấp dẫn, rất hấp dẫn.
Kết quả cho thấy:
Ở nam giới, đối với mức độ hấp dẫn:
+ Giảm 20% nguy cơ cao huyết áp.
+ Giảm 15 % chứng trầm cảm.
+ Giảm lượng cholesterol và chứng nói lắp.
Đối với nữ giới được đánh giá là xinh đẹp:
+ Giảm 21% nguy cơ bị cao huyết áp.
+ Giảm 21% bệnh tiểu đường.
+ Giảm 17% người mắc bệnh trầm cảm.
+ Chỉ có 13% bị ù tai.
Từ những số liệu trên, các giáo sư kết luận: càng có vẻ ngoài hấp dẫn, con người càng lạc quan và tích cực hơn về sức khỏe của họ. Do đó, họ ít mắc các chứng rối loạn tâm lý hay các căn bệnh mãn tính.
TS. Nils Braakmann, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Sự hấp dẫn của một người khi 11 tuổi cũng ảnh hưởng tới sức khỏe khi họ đã 50". Có nghĩa rằng, một đứa trẻ xinh xắn sẽ có tương lai khỏe mạnh hơn những đứa trẻ xấu xí.
Tuy nhiên, theo thông tin trên Eva.vn, tiến sĩ tâm lý học Viren Swami tại đại học Westminster (Anh) lại cho rằng đây chính là hiệu ứng hào quang, vì mọi người đều nghĩ rằng những gì đẹp đều tốt. Ví dụ: những người hấp dẫn thường dễ được tuyển dụng, ít bị sa thải, có mức lương cao và rõ ràng họ nhận được những lợi thế về sức khỏe và tinh thần. Ngược lại, những người kém hấp dẫn thường ít quan tâm tới sức khỏe vì họ hay tự ti và ngại ngần khi xuất hiện trước đám đông.
Vì vậy, có thể nói rằng nếu bạn quan tâm tới vẻ bề ngoài của mình thì bạn đã khỏe lên nhiều rồi.
Chủ đề liên quan: