12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Sự thật tồi tệ như thế nào nếu bạn uống rượu khi dạ dày đang trống rỗng?

Có một sự thật rằng, bạn nên uống một ly sữa hay nhấm nháp bất cứ thứ gì phủ lên dạ dày và trộn lẫn với rượu sẽ làm chậm quá trình hấp thụ của rượu và giúp bạn lâu say hơn. Trên thực tế, một nghiên cứu vào tháng 1/2005 cho thấy, thực phẩm làm chậm tốc độ hấp thụ rượu lên đến 75%.

Tất cả là nhờ vào cơ vòng môn vị, một van kết nối dạ dày và ruột non. Cơ vòng môn vị đóng lại khi cơ thể đang tiêu hóa bữa ăn để giữ thức ăn trong dạ dày lâu hơn, nơi axit dạ dày giúp phân hủy nó. Khi cơ vòng môn vị đóng lại, rượu không thể xuống ruột non ngay. Kết quả là, nó được hấp thụ vào máu chậm hơn nhiều.

Dưới đây là 4 tác hại của việc uống rượu lúc đói.

1. Nồng độ cồn trong máu cao hơn

Uống rượu khi đói khiến bạn có nhiều khả năng cảm nhận được tác dụng nhanh hơn vì nó sẽ đi thẳng vào máu. Nồng độ cồn trong máu sẽ tăng mạnh và cao hơn nhiều vì tất cả cồn từ rượu đều được hấp thụ cùng một lúc. Với sự hiện diện của thức ăn, lượng rượu sẽ chỉ hấp thụ từ từ vào máu.

Uống rượu khi dạ dày trống rỗng sẽ khiến nồng độ cồn trong máu nhanh chóng tăng cao.

2. Bạn dễ say và mất kiểm soát hành vi

Khi không có thức ăn trong dạ dày, bạn dễ bị các dấu hiệu của say rượu như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, ức chế, mất kỹ năng vận động và thay đổi tâm trạng.

Nồng độ cồn trong máu tăng nhanh sẽ dẫn đến những tác dụng phụ này. Và hãy nhớ rằng rượu ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định một cách sáng suốt. Khi khả năng phán đoán bị suy giảm, bạn lại có xu hướng tiếp tục uống nhiều hơn mức cần thiết hoặc vượt tầm kiểm soát.

3. Dạ dày dễ bị tổn thương

Uống rượu lúc đói sẽ gây viêm dạ dày, nơi niêm mạc dạ dày bị kích thích và viêm. Nồng độ cồn càng cao, tình trạng viêm càng nặng. Viêm dạ dày thực sự có thể làm rách niêm mạc dạ dày dẫn đến xuất huyết dạ dày và trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể đe dọa tính mạng.

Hơn nữa, nếu bạn say đến mức nôn mửa, nó sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày và góp phần bị viêm dạ dày.

Uống rượu khi đói dễ khiến dạ dày tổn thương.

4. Nguy cơ ung thư thực quản tăng lên

Việc sử dụng rượu ở bất kỳ mức độ nào cũng góp phần gây ra ung thư thực quản và rủi ro thậm chí còn cao hơn nếu bạn uống rượu khi bụng đói. Nếu bạn tiếp tục uống quá mức cho phép, bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao gấp 10 lần.

Để giảm thiểu tác dụng phụ tiêu cực của rượu khi bụng đói. Hãy giới hạn bản thân chỉ uống tối đa nửa ly với phụ nữ và một ly với nam giới nếu bạn chưa ăn. Ngoài ra, bạn hãy chú ý lắng nghe cơ thể. Nếu bạn cảm thấy đói hoặc bắt đầu cảm thấy hơi say, đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên lùi lại và ăn nhẹ trước khi bắt đầu tham gia thêm nữa.

Mặc dù một số lời khuyên cho rằng, uống rượu với 1 ly mỗi ngày với phụ nữ và 2 ly với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, rượu là thứ rất dễ gây mất kiểm soát, đặc biệt khi bụng đói, do đó, hạn chế đến mức thấp nhất và chỉ nên sử dụng khi cần thiết. Một điều cần lưu ý là nếu bạn đã uống rượu thì không lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh cũng như không vi phạm pháp luật.

Xem thêm:

Những giấc mơ kỳ lạ trong thời kỳ mang thai có ý nghĩa như thế nào?

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/su-that-toi-te-nhu-the-nao-neu-ban-uong-ruou-khi-da-day-dang-trong-rong-32164/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY