Tâm linh hôm nay

Sự tiếp biến Phật giáo trong văn hóa người Việt miền Tây Nam Bộ (P.2 - Hết)

Ở miền Tây Nam Bộ nói riêng, Nam Bộ nói chung, phật tử, tín đồ, quần chúng cảm tình với Phật giáo nhiệt tâm làm phật sự đồng thời hết sức tích cực, tự giác trong các hoạt động từ thiện, các phong trào cứu trợ xã hội.

4. Phật giáo với tính nhập thế mạnh mẽ


Trong tác phẩm dương từ hà mậu, sáng tác cuối thế kỷ xix, nguyễn đình chiểu đã công kích phật giáo về việc dẫn dắt người ta vào chùa, bỏ những trách nhiệm gia đình và xã hội:


- Tóc, râu là dạng nam nhi,

Của cha mẹ đúc can gì cạo đi?

Tổ tiên chút đã đền chi,

Vùa hương, bát nước mấy khi phụng thờ.


- Làm người sao chẳng theo loài,

Thảo cha, ngay chúa đoái hoài chi đâu?

Đành lòng cạo hết tóc râu,

Đã âu bất hiếu, lại âu phản thần.


Sau này trong phong trào chấn hưng phật giáo, tạp chí tiến hóa của hội phật học kiêm tế cũng chủ trương từ bỏ truyền thống tăng sĩ “đầu trọc áo vuông”. ký giả tự giác còn nêu gương một ông sư nhật bản tại sài gòn lúc bấy giờ theo tân tịnh độ, có tân học, thạo nhiều ngoại ngữ...(7). tạp chí pháp âm (ra đời năm 1937), cơ quan ngôn luận của hội tịnh độ cư sĩ (một phái thiên tả, ra đời năm 1935) cũng ủng hộ tư tưởng đó, chủ trương chỉ tu tại gia: “hòa thượng huệ đăng chùa thiên thai bà rịa, hòa thượng từ phong chùa giác hải chợ lớn, sư cụ đỗ văn hỷ chùa bà đá v.v... đối với phật giáo thế giới có ảnh hưởng bằng các vị “thế gian” như âu dương kiến vô, dương nhân sơn, khang hữu vi, lương khải siêu, sylvain lévi, rhys david không?”.(8)


Đẩy đến cực đoan như vậy chỉ là ở một số cá nhân, một số phái, nửa cuối thế kỷ xix nửa đầu thế kỷ xx, trong tâm thức đau đáu trước tình hình nước nhà bị ngoại xâm, sốt sắng nhấn mạnh bao bổn phận thời thế mà người công dân có trách nhiệm phải lo toan gánh vác. đó không phải thái độ phổ biến trong đông đảo dân chúng qua các thời kỳ.vì như trên đã nói tây nam bộ là miền đất sùng mộ phật giáo. thành ra, đúng hơn thì xuyên suốt và chủ yếu trong phật giáo tây nam bộ chính là tinh thần nhập thế mạnh mẽ, gắn với đạo lý dân tộc, đạo lý gia đình.


Chúng ta nhớ rằng, cũng trong dương từ hà mậu, nguyễn đình chiểu để tiên nho ngồi bàn luận với nhau, rốt cuộc kết luận cốt lõi của chính đạo cần phải theo chính là ở trung quân ái quốc và trung hiếu tiết nghĩa. tính nhập thế của phật giáo người việt miền tây nam bộ, nói cho cùng, không xa với quan niệm của nguyễn đình chiểu, được thể hiện ở những bổn phận đạo đức với dân tộc, với cộng đồng xã hội, với gia đình...


Trước hết, ở cấp độ dân tộc, đó là trung với nước.


Phật giáo miền tây nam bộ nổi bật tinh thần “vì đạo pháp - vì dân tộc”. từ những năm 1920, nhiều vị danh tăng, nhiều ngôi chùa đã gắn với hoạt động yêu nước, chống ngoại xâm của các hội kín như thiên địa hội, phong trào đông kinh nghĩa thục… nhiều vị danh sư cùng tăng chúng, phật tử, tín đồ đã hỗ trợ, tham gia khởi nghĩa nam kỳ 1940, cách mạng tháng tám 1945. rồi những hoạt động sôi nổi của hội phật giáo cứu quốc sánh bước cùng dân tộc trong kháng chiến chống pháp, kháng chiến chống mỹ, đấu tranh đòi thực hiện hiệp định geneve, thống nhất đất nước, đấu tranh chống chính sách đàn áp tôn giáo của chính quyền ngô đình diệm... tăng chúng tạm xếp tăng bào lên đường cứu nước cứu dân. mái chùa nhiều phen trở thành nơi trú náu cho những thanh niên đến tuổi nghĩa vụ quân sự để họ không phải cầm súng bắn vào anh em đồng bào (ht.thích huệ hòa…).


Rất nhiều danh tăng đã đóng góp hết mình cho dân tộc. Họ vận động quyên góp tiền của, tài vật cho kháng chiến, tham gia in truyền đơn (HT.Thích Hoàng Minh…), chế tạo vũ khí (HT.Thích Pháp Tràng…). Nhiều chùa trở thành nơi hội họp, nơi che giấu cán bộ cách mạng (HT.Thích Bửu Chung cho đóng những hộc chứa lúa lớn trong chùa làm nơi ẩn trốn cho cán bộ, HT.Thích Thiên Trường canh cho cán bộ hội họp và khi có động, giấu cán bộ trong tủ thờ Hộ pháp có sức chứa đến 15 người…).


Chùa Sắc Tứ Linh Thứu là trụ sở của Tạp chí Pháp Âm, đồng thời cũng là trụ sở của Báo Dân Cày, nơi liên lạc của Tỉnh ủy Mỹ Tho. HT.Thích Đạt Hương tham gia đốt pháo lệnh cho phong trào tấn công “diệt ác phá kềm”. Vì hoạt động cách mạng, nhiều vị danh tăng bị mật thám theo dõi, bắt giam tra tấn, nhiều ngôi chùa bị dội bom, nhưng các vị vẫn một lòng sắt son với sự nghiệp của dân tộc. HT.Thích Pháp Long bị giam ở Chí Hòa, HT.Thích Hoàng Minh bị đày sang Lào, rồi bị giam ở Hỏa Lò, Kon Tum… Nhiều danh tăng bị đày ra Côn Đảo: HT.Thích Thành Đạo bị đày 4 năm; HT.Thích Thiện Chiếu bị tra tấn đến bại xuội; HT.Thích Trí Thiền bị đày 5 năm, tuyệt thực mà ch*t trong phòng giam; HT.Thích Đạt Thanh sau 4 năm tù khổ sai, vượt ngục, may mà được người thương gia trên con thuyền buôn cứu thoát… Nhiều vị danh tăng có lúc đã phải rời chùa, ra chiến khu (HT.Thích Thái Không), về đời thường hoạt động cho cách mạng (HT.Thích Thiện Chiếu)… Nhiều vị đã bị thương (HT.Thích Pháp Trừng), hy sinh trên đường tranh đấu, “giữa đường ngộ nạn, nhuộm máu với giang san” (HT.Thích Thiện Quảng).


Thứ hai, ở cấp độ cộng đồng xã hội, đó là chữ Từ bi, Nhân ái.


Truyền thống Phật giáo Việt Nam coi trọng làm việc phúc đức cứu người hơn các lễ nghi hình thức:


Dù xây chín bậc thù đồ (phù đồ)

Không bằng làm phúc cứu cho một người.


miền tây nam bộ nói riêng, nam bộ nói chung, phật tử, tín đồ, quần chúng cảm tình với phật giáo nhiệt tâm làm phật sự đồng thời hết sức tích cực, tự giác trong các hoạt động từ thiện, các phong trào cứu trợ xã hội.


Thực sự thì các phong trào phần lớn được khởi xướng không phải từ tây nam bộ mà từ thành phố hồ chí minh (phong trào xây dựng nhà tình nghĩa bắt đầu năm 1982, phong trào xây dựng nhà tình thương bắt đầu năm 2007 do chính quyền phát động, phong trào “mắt lành thương chúng sinh”, “xuân từ bi” cứu trợ nhân dân nam á và đông nam á bị thiên tai do các tổ chức phật giáo phát động...). tuy nhiên, sự tham gia của miền tây nam bộ cũng có nét riêng. những người nông dân ở đây nhiều khi đời sống không mấy khấm khá vẫn chắt bóp dành dụm để sẻ chia, có khi chính họ cũng khốn khó trong mùa lũ, vẫn hướng về đồng bào lũ lụt miền trung, đúng theo nghĩa của câu tục ngữ “lá rách ít đùm lá rách nhiều” - biến thể mới của câu truyền thống “lá lành đùm lá rách”.


Qua khảo sát tsdtvn, ta thấy các danh tăng đều nêu gương, vận động tăng chúng, phật tử, tín đồ làm các công việc phúc lợi xã hội và làm từ thiện. ở vùng sông nước miền tây nam bộ, nhiều cây cầu, bến đò được những cá nhân các cư sĩ, tín đồ phật giáo bỏ tiền xây dựng giúp cho dân chúng đi lại dễ dàng. người dân cần giuộc, long an vẫn còn nhắc mãi cầu ông thìn, bến đò bà tổng sách do nội cao tổ và ngoại tổ của ht.thích từ nhẫn xây. ht.thích từ nhẫn nhiều lần tổ chức thủy lục trai đàn lớn để cầu siêu cho những người ch*t đuối sông rạch, dân chúng mang ơn sâu sắc.


HT.Thích Nhựt Minh vận động quyên góp, chủ trì việc xây Bảo tượng Quan Thế Âm cao 20 mét ở Kiên Giang, đáp ứng nhu cầu tâm linh của dân địa phương, nhất là ngư dân, cầu mong ơn tế độ của Bồ-tát cho những chuyến đi biển. Nhiều chùa mở các cô nhi viện, ký nhi viện nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật; trại dưỡng lão, hội tương tế giúp người già cô độc; mở trường mẫu giáo, lớp học tình thương cho trẻ em nhà nghèo.


HT.Thích Thiện Hoa mở những lớp học ban đêm xóa nạn mù chữ, chính N₫ngài còn biên soạn tập sách Vần chữ O đơn giản, giúp người học dễ tiếp thu. Không hiếm chùa xây nghĩa trang, lò thiêu tại chùa cho những người ch*t nghèo khổ. Nhiều chùa cứu trợ đồng bào bị thiên tai; giúp đồng bào nghèo khó mỗi dịp Phật Đản, Vu lan, Tết Nguyên đán…


Thứ ba, ở cấp độ gia đình. Đạo lý gia đình chịu ảnh hưởng Phật giáo đặc biệt nổi bật trong chữ Hiếu.


Cư dân nam bộ đã kế thừa những bài ca dao, tục ngữ truyền thống từ bắc và trung bộ đề cao hiếu với cha mẹ như con đường tu tập chân chính nhất:


- Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu


- Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ bằng ba tu chùa


- Bụt nhà không thiêng, thờ Thích Ca ngoài đường


Đồng thời, có thể thấy ca dao, tục ngữ về nội dung này ở nam bộ được bổ sung thêm rất nhiều, phong phú về số lượng và đa dạng về nội dung.


- Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật .


- Phật dạy chữ hiếu làm đầu

Mà ai giữ được đạo mầu mới trao.


- Vai mang bức tượng Di Đà

Hiếu Trung ta giữ, gian tà mặc ai.


- Ai về lập miếu thờ vua

Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha.


- Chuối chát măng khô bốn mùa chịu khổ

Em tu hành anh chỉ chỗ em tu

Kìa kìa hai vị Phật sinh

Cha già mẹ yếu em bỏ đành đi tu.


- Cha già là Phật Thích Ca

Mẹ già đích thị Phật Bà Quan Âm.


- Trong nhà đầu bạc phơ phơ

Tây sinh Bồ tát phượng thờ vi tiên.


Chữ hiếu của nho gia đòi hỏi con cái vâng lời, phụng dưỡng, thờ kính cha mẹ. người con hiếu theo quan niệm đạo đức phật giáo còn phải biết hướng mẹ cha về niềm tin chính pháp, khuyến khích cha mẹ tu tập, từ bỏ tham, sân, si gây khổ đau, nghiệp chướng cho họ để cha mẹ được giải thoát. thế mới là báo ân cha mẹ một cách triệt để và toàn diện nhất:


- Sắc thân hiếu dưỡng ân cần

Đâu quên giáo đạo tinh thần mẹ cha.


- Dốc lòng niệm Phật không lơi

Cầu cho cha mẹ thác thời siêu sinh

Khuyên mẹ niệm Phật cho chuyên

Thì hoa sen đợi ở bên Liên trì.


Chính quan niệm này lý giải vì sao ở nam bộ nói chung, miền tây nam bộ nói riêng, nhiều người xuất gia và gia đình họ không đặt đối lập việc tu hành với bổn phận hiếu đễ, vì xuất gia tu hành vẫn là giúp lợi lạc tâm linh, phúc đức cho cha mẹ, gia đình.


Nếu trong chữ hiếu của nho gia, hình ảnh người cha đóng vai trò chủ đạo thì chữ hiếu mang ảnh hưởng phật giáo lại có phần hướng về người mẹ. vu lan gắn với câu chuyện cảm động của “hiếu thân bồ-tát” mục kiền liên cứu mẹ khỏi địa ngục. từ lâu, rằm tháng bảy được xem là một dịp lễ trọng: “cúng lễ quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. tuy nhiên, ở nam bộ, vu lan như đại lễ báo hiếu đã được gia tăng sắc thái mới từ bài đoản văn “bông hồng cài áo” năm 1962 của thiền sư thích nhất hạnh, kể về tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày mother’s day của người nhật.


Ngài viết: “người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. tôi thấy cái tục lệ cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu vu lan (9).” bông hoa mà cô sinh viên nhật cài cho thiền sư thích nhất hạnh ở đông kinh là bông cẩm chướng, nhưng ông nghĩ người việt có thể dùng bông hồng.


Vu lan năm 1962, lần đầu tiên tục lệ bông hồng cài áo được thực hiện ở chùa xá lợi (sài gòn). đầu năm 1965, nhà xuất bản lá bối ở sài gòn xuất bản cuốn bông hồng cài áo và đây là cuốn sách được tái bản nhiều lần, được biết đến nhiều nhất của thiền sư thích nhất hạnh. tiếp theo, bài hát bông hồng cài áo do phạm thế mỹ sáng tác năm 1967, qua giọng ca khánh ly và nhiều ca sĩ lừng danh khác, nhanh chóng chinh phục trái tim quần chúng và trở thành nhạc phẩm gắn với nghi thức vu lan. nghi thức bông hồng cài áo trong lễ vu lan trở thành điểm sáng trong văn hóa phật giáo của người việt nam bộ nói chung, trong đó có miền tây nam bộ.


Trong CDTNPGVN có 17 bài ca dao về tâm tình của những người con mùa Vu Lan, nguyện cầu cho cha mẹ, người trong kiếp sống hiện tiền được an lành, người rời cõi thế được sinh về Lạc thổ:


- Lên chùa dự lễ Vu Lan

Cầu cho cha mẹ thoát đàng tử sinh.


- Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lên chùa lạy Phật đền ơn sinh thành.


Hiếu với cha mẹ trong đạo đức phật giáo còn mở rộng thành tình thương yêu muôn loài chúng sinh bởi theo triết lý luân hồi, qua vô vàn những kiếp sống, tất cả chúng sinh có thể đều từng là cha mẹ ta:


Song thân đâu phải một đời

Vậy nên thương cả muôn loài mới hay.


Tư tưởng này là một cơ sở cho nghi lễ phóng sinh, được thực hành trong phật giáo người việt nam bộ nói chung, tây nam bộ nói riêng ở mức độ phổ biến rộng rãi, thường xuyên hơn nhiều so với bắc bộ.


Có thể hình dung trong văn hóa phật giáo của người việt nam bộ, đặc biệt là tây nam bộ, khuynh hướng phật giáo nhập thế, khuynh hướng thực hành phật giáo như một triết học đạo đức hơn là một tôn giáo.cũng trên nền tảng đó, đạo tứ ân hiếu nghĩa coi trọng việc báo đáp ân cha mẹ cùng với ân đất nước, ân đồng bào, đồng loại, ân tam bảo; nhấn mạnh giá trị của cả chữ hiếu và chữ nghĩa, đã dễ dàng phát huy ảnh hưởng trong cộng đồng cư dân tây nam bộ.


Chữ trung với nước, chữ hiếu với mẹ cha, gia đình, dòng tộc, chữ từ bi, nhân ái với đồng bào, đồng loại, muôn loài chúng sinh đã kết hợp tinh thần chính pháp cùng những gốc rễ luân lý nhân bản sâu xa trong truyền thống dân tộc. tính nhập thế trên cơ sở như vậy có thể xem là tiêu biểu cho cách thức cấu trúc hệ giá trị đạo đức phật giáo ở nam bộ nói chung, tây nam bộ nói riêng, vừa mang bản sắc dân tộc vừa thể hiện đặc trưng văn hóa vùng.

5. Phật giáo với tính thực tiễn, tính bình dân, tính dân chủ


Như một hệ quả của xu hướng nhập thế mạnh mẽ, phật giáo tây nam bộ còn thể hiện rất rõ tính thực tiễn, tính bình dân, tính dân chủ. có thể thấy điều này trước hết ở sự lựa chọn các tông phái phật giáo. vùng này không chuộng các yếu tố trừu tượng cao siêu.


Mật tông, đặc biệt là tây mật (mật tông tây tạng) với sự nhấn mạnh trên yếu tố nghi thức thần bí, mật ngôn (qua quán đảnh - “wang”, khẩu truyền nghi quỹ - “lung”, giảng dạy nghi quỹ - “trid” để truyền thừa ân sủng) ảnh hưởng hầu như không đáng kể ở tây nam bộ. ngôi chùa tây tạng được xem như “dấu ấn đầu tiên” của tây mật ở việt nam được hình thành ở bình dương (đông nam bộ). tây mật hiện có khoảng 15.000 hành giả khắp việt nam, cũng chủ yếu tập trung ở bắc bộ (hà nội, hà tây, bắc ninh, vĩnh phúc, phú thọ, việt trì) và đông nam bộ (tp. hồ chí minh, vũng tàu, đồng nai), tây nguyên (lâm đồng), chỉ rất ít ở tây nam bộ (cà mau).(10)


Đại thừa (bắc tông), như con đường rộng rãi nhất độ cho đông đảo chúng sinh, là tông phái phật giáo du nhập sớm nhất và phổ biến nhất ở tây nam bộ.


Tiểu thừa (nam tông) mãi đến năm 1938 mới xuất hiện trong người việt nam bộ, do hộ tông (sinh ở an giang) tu học từ cam­pu-chia mang về. song, ảnh hưởng của tông phái phật giáo này ở tây nam bộ không mấy quan trọng, mà chủ yếu là ở đông nam bộ và trung bộ (ngôi chùa phật giáo nguyên thủy đầu tiên là tổ đình bửu quang được thành lập tại thủ đức, tiếp nối là 14 ngôi chùa lần lượt được thành lập ở sài gòn, đà nẵng, huế, vũng tàu...).


Khất sĩ, do minh đăng quang (sinh ở vĩnh long) khai sáng năm 1943-1944, là hệ phái riêng có tại việt nam, chủ trương “nối truyền thích ca chính pháp”, đơn giản hóa giáo lý cũng như nghi lễ, chỉ thực hành khất thực giáo hóa độ sinh. từ tây nam bộ, hệ phái này ảnh hưởng qua đông nam bộ rồi ra đến trung bộ, tây nguyên.


Tính thực tiễn của Phật giáo Tây Nam Bộ cũng thấy rõ trong sử lý kinh sách. Hướng đến việc truyền bá Phật pháp sao cho đáp ứng nguyện vọng và phù hợp trình độ của đông đảo cư dân miền Tây Nam Bộ vốn chủ yếu là những người nông dân, những công trình dịch và biên soạn kinh sách của các danh tăng phần nhiều đều là chuyển sang Quốc ngữ, trích yếu những tác phẩm cốt lõi, những giáo lý căn bản, những hướng dẫn giáo lý Phật giáo phổ thông (Thí dụ HT.Thích Thiện Hoa để lại 80 cuốn với 8 loại chuyên đề, trong đó có Phật học phổ thông – 12 quyển, Bản đồ tu Phật – 10 quyển, Phật học giáo khoa các trường Bồ đề, Giáo lý dạy gia đình phật tử, Bài học Ngàn Vàng – 8 tập, Đại cương Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Viên Giác lược giải, Tâm Kinh, các loại tạp luận, sự tích…

Trong các công trình của HT.Thích Thiện Chiếu có Phật giáo tổng yếu, Phật học vấn đáp, Tại sao tôi cảm ơn đạo Phật…). Trong nhiều kinh sách mà HT.Thích Đạt Thanh để lại có bộ Tân Lục Vân Tiên truyện, ngài sáng tác dựa trên tình yêu của cư dân Tây Nam Bộ đối với danh tác của cụ Đồ Chiểu để truyền bá những bài học Phật giáo chính là đạo làm người. Khi giảng kinh cũng như dịch và viết sách, HT.Thích Từ Huệ luôn “dùng những lời lẽ bình dị, đơn giản, thấm sâu vào lòng những tín đồ phật tử”(11). HT.Thích Thiện Chiếu “hướng dẫn phật tử nghi thức thực hành thờ cúng Phật đơn giản, nhưng vẫn tròn đầy niềm tin nơi chính pháp”.


Để phật giáo dễ dàng đến với quần chúng nhân dân, các tăng sĩ còn thường xuyên thể hiện tư tưởng giáo lý qua hình thức thơ ca, dễ nhớ dễ thuộc. trong cdtnpgvn mà ht.thích trung hậu sưu tập, có thể nhận thấy khá nhiều câu như vậy. những câu không thực sự là ca dao này nhiều trường hợp có thể không dùng lục bát mà sử dụng ngũ ngôn hoặc thể thơ tương đối tự do, có khi xen những từ hán việt, những thuật ngữ tôn giáo khá chuyên biệt, hoặc có khi xuất hiện cả hô ngữ “chúng sinh ơi!” cho thấy chủ thể phát ngôn thuộc giới tu hành:


Cảnh Tây thiên là miền cực lạc

Cõi Ta bà ngũ trọc đau khổ trần ai

Chúng sinh ơi! Mau mau theo gót Phật Như Lai

Lánh nơi dục giới qua đài Tây phương.


Hoặc có những trường hợp đề cập lòng trần, mùi trần, bụi trần ô trọc, rời bỏ trần gian tìm kiếm sạch trong, về cơ bản, không tiêu biểu cho quan niệm giá trị của quần chúng nhân dân:


Ai mô mộ cảnh ưa Thiền

Lòng trần rũ sạch nhơn nhơn ra về.


Bộ phận những câu như vậy có thể khiến các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian phê phán tiêu chí phân loại, sưu tập của người biên soạn cdtnpgvn, nhưng lại là nguồn tư liệu minh chứng cho một phương thức truyền pháp dựa vào sức mạnh thơ ca dân gian của các tăng sĩ nam bộ. khá nhiều những câu thơ vốn do tăng sĩ, cư sĩ sáng tác đã lưu truyền trong dân gian và trở thành như tài sản tinh thần quen thuộc của họ.


Đặc biệt cần nói đến các tôn giáo địa phương dựa trên nền tảng phật giáo của nam bộ, như đạo bửu sơn kỳ hương, tứ ân hiếu nghĩa, phật giáo hòa hảo đều vận dụng “sấm vãn”/“sám giảng”/“sấm giảng” thường bằng thơ lục bát, giảng về thời hạ ngươn mạt pháp và khuyên người đời tu tập, làm lành lánh dữ. riêng sám giảng người đời của ông vãi bán khoai (bửu sơn kỳ hương) gồm 11 cuốn (tổng cộng 2.422 câu) và ba bài kệ (128 câu). đức bổn sư ngô lợi (tứ ân hiếu nghĩa) thì có sám giảng ngũ giáo:


Một lòng giữ vẹn tứ ân,

Phụng thờ khuya sớm ân cần đừng sai.

Gắng công niệm Phật hôm mai,

Trì tâm thì đặng thiếc mài nên kim.


Giáo lý của phật giáo hòa hảo gồm 6 cuốn của huỳnh phú sổ thì trong đó 4 cuốn là sấm khuyên người đi tu niệm, kệ của người khùng, sấm giảng, giác mê tâm kệ.


Tu không cần lạy cần quỳ,

Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau.


Nhà văn Sơn Nam đã viết khảo luận về những sấm, vãn này, gọi đó là “tâm ca” - “kinh nhật tụng của mọi gia đình” miền biên giới Việt Miên, gần dãy Thất Sơn, Châu Đốc: “Nhiều đoạn trong sấm vãn đã thật sự trở thành ca dao” khiến cho “ca dao Miền Nam đã mang sắc thái đặc biệt, hồi đầu thế kỷ; đã là tín đồ thì ai cũng thuộc vài chục vài trăm câu, gặp những trường hợp khó khăn về sinh kế, về thiên tai thì đem ra mà dẫn chứng, để lấy lòng tin”(12).


Tính thực tiễn của phật giáo tây nam bộ còn thể hiện qua quan điểm đào tạo tăng tài. như trên đã nói, trong phong trào chấn hưng phật giáo, nhiều hội phật học chú ý mở phật đường, nhiều danh tăng mở trường gia giáo, tham gia giảng huấn. theo ht.thích thiện chiếu, tăng ni cần phải hiểu biết sâu rộng cả nội điển (phật học) lẫn ngoại điển (kiến thức xã hội). trong đào tạo tăng ni, nhiều danh tăng miền tây nam bộ thấm nhuần điều đó.


HT.Thích Chánh Hậu thường mời các bậc túc nho, phần nhiều là các chiến sĩ Văn Thân, Cần Vương lánh nạn ẩn tích và các bậc lương y trong vùng đến giảng dạy cho tăng ni. Với ý thức gắn bó Phật học và các khoa học đời sống, nhiều vị danh tăng, trước hoặc sau khi xuất gia, đã theo học nghề Thu*c (HT.Thích Khánh Thông học Đông y với cụ Đồ Chiểu, HT.Thích Quảng Ân học với cha mình…). HT.Thích Thiện Hoa dạy cho tăng ni cả Phật pháp lẫn kiến thức chẩn trị y học, đem nghề Thu*c chữa bệnh cứu đời.


HT.Thích Huệ Pháp nhờ tài cứu chữa những bệnh nan y, được xem là vị “Phật sống”, được vời sang chữa bệnh cho Hoàng Thái hậu Campuchia và được xứ này kính vọng. Tài thầy Thu*c của nhiều vị danh tăng đã trở thành phương tiện giúp cảm hóa dân chúng - có những tín đồ cảm công ơn cứu sống của các vị đã cúng hiến chùa chiền hay đi theo con đường tu tập. Nhiều vị danh tăng mở các phòng Thu*c phước thiện, các bệnh xá trong chùa cứu giúp người nghèo khó. HT.Pháp Trị kiến tạo ở Thủ Đức “một Xá lợi Phật đài nguy nga đồ sộ bên cả một rừng cây Thu*c Nam phong phú, giúp ích thiết thực cho đời và đạo”(13).


Song song với việc chú trọng đào tạo tăng tài là quan tâm, giáo dục phổ thông cho đông đảo quần chúng. một đóng góp lớn đặc biệt của giới cư sĩ phật tử người việt nam bộ là xây dựng và phát triển hệ thống trường bồ đề. thành phần ban giám hiệu, ban bảo trợ, văn phòng và nhất là lực lượng giáo sư phần lớn đều là các cư sĩ phật tử. chỉ tính đến năm 1963, đã có 163 trường bồ đề tại nam bộ.


Phật giáo người việt miền tây nam bộ, trên tinh thần thực tiễn, thậm chí không tách rời với hoạt động kinh tế, sản xuất. tên của hội phật học kiêm tế có nghĩa quan tâm cả học phật lẫn xúc tiến cơ hội thực hành kinh bang tế thế. trong những nhân vật quan trọng của ban lãnh đạo hội, thiền sư thiện chiếu mời khá nhiều thương gia, đại thương gia. ht.bửu chung khi trụ trì ở chùa phi lai, châu đốc, chủ trương làm kinh tế để chùa có thể tự cấp tự túc. nhận thấy ruộng gò cho năng suất thấp, ngài cho đào đất nung gạch bán, gạch của chùa với hiệu bửu tân long nổi tiếng, tiêu thụ tận sài gòn, mà ruộng được hạ sâu trở nên màu mỡ hơn, trồng được hai vụ lúa. ht.thích duy lực sau bao năm sống ở mỹ trở về đã thành lập một trang trại lớn trồng rau sạch tại huyện củ chi để làm kinh tế tự túc cho thiền đường.


Phật giáo miền Tây Nam Bộ cũng thể hiện tính dân chủ cao.


Nhiều danh tăng trong quá trình hoằng đạo, quan tâm giúp đỡ sự tiến bộ của hàng hậu bối, chăm lo lập tổng đoàn thanh niên tăng ni (ht.thích minh đức), xuất bản tập san phật học tân thanh niên (ht.thích thiện chiếu)... nhiều danh tăng quan tâm đến cả tăng lẫn ni, mở ni trường phật học (ht.thích khánh hòa. ht.thích thiện hoa…), mở các khóa học như lai sứ giả huấn luyện trụ trì, huấn luyện giảng viên cho cả các ni (ht.thích liễu thiện, ht.thích thiện hoa…). do vậy, ở miền tây nam bộ, ni giới hoạt động rất mạnh, nhiều ni là giảng sư thuyết pháp.


Một số danh tăng huấn luyện cho cả các cư sĩ để họ cũng có thể trở thành giảng viên, mang bài học phật giáo đến đông đảo quần chúng. khi giáo hóa quần chúng, ngay cả những người lầm lỗi, các danh tăng cũng không xa lánh. năm đinh hợi (1947), ht.thích minh đức đến vùng chợ lớn dựng thảo am để vận động quần chúng ủng hộ kháng chiến, đã “chọn bến hàm tử là nơi gần chợ và nhiều dân cư lao động, đồng thời có nhiều tệ nạn xã hội nhất, dựng một ngôi chùa nhỏ đặt tên tăng phường, hiệu giác hoàng để thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời khuyến hóa quần chúng tu tập. riêng ngài hàng năm tại đây, vào mùa kiết hạ, tháng giêng và tháng chín ngài chuyên tu “chuẩn đề ngũ hối sám nghi”. đây là phương pháp tu mà ngài cho là chóng đạt được phật lực cần thiết để cảm hóa người khác”(14) .


Kết luận


Tới tây nam bộ, miền đất trẻ nhất nước, trong bối cảnh công cuộc khẩn hoang nhiều thử thách mà cũng nhiều cơ hội, cộng cư với các chủng tộc hoa – chăm - khmer và ở vị thế tiền tiêu giao lưu tiếp xúc với phương tây thời hiện đại, phật giáo người việt đã mang thêm những đặc trưng riêng. đây là vùng văn hóa mà phật giáo đã du nhập muộn nhất cũng là nơi sùng mộ phật giáo nhất nước; phật giáo có sự đa dạng và tính dung hợp cao; tính mở, tính năng động, tính khai phá phóng khoáng; tính nhập thế mạnh mẽ; tính thực tiễn, tính bình dân và tính dân chủ nổi bật.


Đặc điểm văn hóa phật giáo tây nam bộ để lại dấu ấn rõ nét trên nhiều phương diện nhận thức, tổ chức, ứng xử trong văn hóa vùng này, trong đó quan trọng nhất là ảnh hưởng tạo dựng nền tảng đạo đức của cư dân địa phương. hành trang tinh thần quý báu đó hết sức có ý nghĩa trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở tây nam bộ, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa đất nước trên cơ sở tích hợp những tinh hoa văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa phương đông.


Hội thảo khoa học “50 năm phong trào đấu tranh Phật giáo (1963-2013)” TP.HCM, ngày 13/03/2012

PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền (Trường ĐHKHXH & NV - ĐHQG TP.HCM)

Tài liệu tham khảo:

1. Lệ Như Thích Trung Hậu (sưu tầm và giới thiệu) 2001: Những truyện cổ Việt Nam mang màu sắc Phật giáo. NXB. Tôn giáo.

2. lệ như thích trung hậu (sưu tầm và giới thiệu) 2002: ca dao tục ngữ phật giáo việt nam. nhà xuất bản tp. hồ chí minh.

3. Nguyễn Đức Toàn 1994: “Quan hệ Chăm Việt trong lịch sử qua tín ngưỡng dân gian”. TC Dân tộc học số 4.

4. Nguyễn Lang 1974: Việt Nam Phật giáo sử luận. NXB Lá Bối.

5. Nguyễn Ngọc Tư 2005: Cánh đồng bất tận. NXB Trẻ Tp HCM.

6. phan thị thu hiền 2009: “hệ giá trị đạo đức phật giáo trong văn hóa việt nam (qua ca dao, tục ngữ)”. kỷ yếu hội thảo khoa học hệ giá trị văn hóa truyền thống và sự chuyển đổi hệ giá trị trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa.

7. phan thị thu hiền 2010: “một số đặc điểm văn hóa phật giáo người việt miền tây nam bộ qua cuộc đời các vị danh tăng”. kỷ yếu hội thảo khoa học văn hóa phi vật thể người việt miền tây nam bộ, trường đhkhxh&nv tp.hcm phối hợp cùng tc văn hóa nghệ thuật tổ chức.

8. phan thị thu hiền 2011: “cảm quan phật giáo trong thế giới nghệ thuật của cánh đồng bất tận”. niên giám bình luận văn học, hội nghiên cứu và giảng dạy văn học tp.hcm.

9. Sơn Nam 1985: Đồng bằng sông Cửu Long - nét sinh hoạt xưa. NXB. Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Sơn Nam 1987: Lịch sử An Giang. NXB Tổng hợp An Giang

11. Sơn Nam 1992: Đình miễu và lễ hội dân gian. NXB. Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Sơn Nam 2009: Hồi ký. NXB Trẻ Tp. HCM.

13. thích đồng bổn (chủ biên) 1995: tiểu sử danh tăng việt nam thế kỷ xx (tập 1). thành hội phật giáo tp. hcm.

14. Thích Đồng Bổn (chủ biên) 2002: Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX (Tập 2). NXB Tôn giáo.

15. Thích Quảng Kiến 2008: “Hành trì Mật tông Tây Tạng tại Việt Nam”. Nguyệt san Giác ngộ số 11.

16. trần hồng liên 1995: đạo phật trong cộng đồng người việt ở nam bộ việt nam. nxb. khoa học xã hội.

17. Trần Hồng Liên 2004: Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam Bộ. NXB Khoa học xã hội.

18. Trần Ngọc Thêm: “Tính cách văn hóa của người Việt Nam Bộ như một hệ thống”.


1. bửu sơn kỳ hương được khai sáng năm 1845 bởi đoàn minh huyên (sinh ở đồng tháp, sau này tín đồ tôn xưng là đức phật thầy tây an), phát triển ở đồng tháp mười và an giang. tứ ân hiếu nghĩa do ngô lợi (sinh ở bến tre, sau này được tôn xưng là đức bổn sư núi tượng) khai sáng năm 1870. đạo này hoạt động mạnh ở an giang. phật giáo hòa hảo do huỳnh phú sổ (sinh ở an giang, sau này được xưng tụng là đức huỳnh giáo chủ) khai sáng năm 1939. đạo này ảnh hưởng rộng khắp, nay tập trung chủ yếu ở vùng tứ giác long xuyên. tịnh độ cư sĩ được khai sáng năm 1934 bởi nguyễn văn bồng (sinh tại đồng tháp, sau này được tôn xưng là đức tông sư minh trí), phát triển rộng khắp tây nam bộ, nay có mặt ở 24 tỉnh thành từ nha trang đến cà mau.

2. Thích Đồng Bổn 1996 : 267.

3. Truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ [http://vietngu.caodai.net/index.php?option=com_content&view=article&id=479%3Atruyn-thuyt-v-miu-ba-chua-x&catid=44%3Abien-kho&Itemid=8&showall=1]

4. Thiện Chiếu 1932: Phật giáo vấn đáp. Chùa Hưng Long, Chợ Lớn xuất bản.

5. Tiến Hóa số 2, 01/02/1938.

6. HT.Thích Thiện Hoa ra Huế, Quy Nhơn tu học đạo suốt 8 năm…

7. Tiến Hóa số 9, 9-1938.

8. Pháp Âm số 12, tháng Chạp 1937.

9. http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanchuong/truyen_ngan/bonghongcaiao.htm.

10. Thích Quảng Kiến 2008.

11. Thích Đồng Bổn 2002: 745.

12. http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-94_4-10057_5-50_6-1_17-45_14-1_15-1/

13. Thích Đồng Bổn 2002: 672.

14. Thích Đồng Bổn 1996: 422.

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

Phan Thị Thu Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/su-tiep-bien-phat-giao-trong-van-hoa-nguoi-viet-mien-tay-nam-bo-p2--het-d27064.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY