Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sức khoẻ các bệnh nhân nặng mắc Covid-19 hiện như thế nào?

Khó có thể tưởng tượng 3 lần ngừng tuần hoàn mà bệnh nhân vẫn quay lại được với cuộc sống. Đến nay nữ bệnh nhân nặng mắc COVID-19 này đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu. Đó là sự hồi phục vượt cả tưởng tượng của bác sĩ...

Khó có thể tưởng tượng 3 lần ngừng tuần hoàn mà bệnh nhân vẫn quay lại được với cuộc sống. Đến nay nữ mắc COVID-19 này đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu. Đó là sự hồi phục vượt cả tưởng tượng của bác sĩ...

Các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang được các bác sĩ và các chuyên gia thường xuyên hội chẩn, nỗ lực điều trị

Theo thông tin từ Tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tối ngày 12/4 cho biết, đến nay Việt Nam đã điều trị khỏi 144 trường hợp (55%) bệnh nhân, còn lại 114 người bệnh (45%), đang điều trị tại 14 cơ sở khám chữa bệnh. Có cả bệnh viện tuyến Trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện dã chiến.

Có 71 ca (61%) đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, có 39 ca (35%) đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 4 ca (4%) đang điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện.

Hiện 106 bệnh nhân có sức khoẻ ổn định; có 8 bệnh nhân nặng, trong đó 01 trường hợp chạy ECMO, 2 trường hợp thở máy, 5 trường hợp thở ô xy.

Chỉ vài ngày sau khi vào viện, bệnh tiến triển rất nhanh, ngày 15/3 bệnh nhân bắt đầu phải thở máy, ngày 19/3 các chuyên gia phải cho bệnh nhân vừa thở máy vừa sử dụng ECMO.

Bộ Y tế đã thành lập tổ trợ giúp chuyên môn do GS.TS Nguyễn Gia Bình - nguyên trưởng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai - làm tổ trưởng. Trong vòng 21 ngày, 30 chuyên gia đã có 14 buổi hội chẩn chuyên môn trực tuyến, theo dõi các chỉ số của các bệnh nhân nặng trong mỗi giờ để có chiến lược điều trị kịp thời.

Sau rất nhiều cố gắng của cả bác sĩ và bệnh nhân, bệnh nhân này đã được cai ECMO hôm 4/4. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân đã có tới 3 lần ngừng tuần hoàn.

"Chúng tôi khó có thể tưởng tượng 3 lần ngừng tuần hoàn mà vẫn quay lại được với cuộc sống, vì bình thường có khi ngưng 2 lần gia đình đã xin về.

Lần này bác sĩ nỗ lực, gia đình cũng nỗ lực, đến nay bệnh nhân đã bắt đầu có tri giác trở lại, đã làm theo được những gì bác sĩ và điều dưỡng yêu cầu. Đó là sự hồi phục vượt cả tưởng tượng của chúng tôi" – GS.TS Nguyễn Văn Kính chia sẻ

Hiện tại, bệnh nhân không sốt, nằm yên (có sử dụng Thu*c an thần). Bệnh nhân tiếp tục thở máy xâm nhập, tiếp tục được oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO) và lọc máu liên tục.

Do đây là bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng nên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh thường xuyên cập nhật tình hình và xin ý kiến hội đồng chuyên môn cấp quốc gia để thống nhất hướng điều trị tiếp theo.

Hiện nay, theo ý kiến hội chẩn của Hội đồng chuyên môn cấp quốc gia, ngoài các can thiệp hồi sức hô hấp tuần hoàn chuyên sâu như trên, công tác điều trị tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân này đang tập trung điều trị theo hướng hội chứng HIT (Heparin-induced thrombocytopenia)

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, trong số các ca bệnh hiện nay đang điều trị, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là: 38 ca, trong đó số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính là 16 ca.

Theo Thái Bình/Báo SK&ĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo hà tĩnh (https://baohatinh.vn/y-te/suc-khoe-cac-benh-nhan-nang-mac-covid-19-hien-nhu-the-nao/190429.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY