Ẩm thực hôm nay

Sung muối xổi và sung muối chua - 2 món ăn giúp các chị em chống ngán giữa các món ăn nhiều đạm trong ngày Tết

Nếu quá chán các món thịt và dầu mỡ trong dịp Tết, các chị em hãy thử làm món sung muối nhé!

Tết đang đến rất gần và bây giờ cũng là lúc để các chị em nghĩ dần các món ăn làm cho dịp này. bên cạnh các món mặn quen thuộc và không thể thiếu như nem, bánh chưng, thịt gà... thì chúng ta cũng nên bổ sung các món giúp chống ngán.

Bên cạnh dưa hành thì sung muối cũng là một món chua vừa giúp đổi món, vừa giúp giải ngán khi chúng ta ăn quá nhiều các món thịt hay đồ dầu mỡ vào dịp tết.

Sung không chỉ là biểu tượng tượng trưng cho sự sung túc, mà còn là một loại quả gắn liền với nhiều bài Thu*c và món ăn. vì thế tết này các chị em hãy học cách làm sung muối xổi và sung muối của bạn nguyễn thị thùy linh dưới đây nhé!

Sung muối xổi

Nguyên liệu

- quả sung nếp

- Chanh, quất, tỏi, sả, ớt tươi, lá chanh

- Dấm, đường, đá lạnh, nước mắm ngon

Sung muối xổi và sung muối chua, hai món ăn giúp các chị em chống ngán trong các bữa ăn ngày Tết - Ảnh 1.

Cách làm sung muối xổi

- Sung cắt rời từng quả rửa với nước sạch cho bớt mủ.

- Cho sung đã rửa vào 1 bát nước lọc pha thêm cùng 1 thìa muối tinh và 3 thìa canh dấm.

- Chuẩn bị 1 bát nước lọc, đá lạnh, 2 thìa canh nước cốt chanh.

- Thái lát sung và cho vào bát nước trên ngâm khoảng 15 phút.

- Vớt sung đã ngâm ra cho vào bát lớn thêm vào 1 thìa bột canh, 1 thìa bột ngọt, 3 thìa đường, 2 thìa dấm và trộn đều. (1)

- Cắt nhỏ 2 quả ớt, tỏi băm nhỏ, sả và lá chanh thái lát. (2)

- Cho 1 thìa đường, 1/2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa nước mắm ngon, 2 thìa nước lọc trộn đều rồi cho ớt tỏi băm vào. (3)

- Đổ hết nước ngâm ở hỗn hợp (1) ra, sau đó cho hỗn hợp (2) và (3) vào (1) để khoảng 30 phút là có thể trình bày ra đĩa và thưởng thức.

Sung muối xổi và sung muối chua, hai món ăn giúp các chị em chống ngán trong các bữa ăn ngày Tết - Ảnh 3.

Sung muối xổi nhìn rất hấp dẫn và dễ ăn.


Sung muối chua

Nguyên liệu

- Sung chọn quả non sẽ ngon và giòn.

- Nước lọc.

- Muối, tỏi, ớt, đường, dấm hoặc nước cốt chanh.

Cách làm sung muối chua

- Chuẩn bị 1 thau nước muối và dấm (hoặc có thể dùng nước cốt chanh).

- Sung cắt bỏ cuống rửa 2 đến 3 lần cho sạch bớt mủ.

- Cho sung đã rửa sạch vào ngâm ở chậu nước muối và dấm đã chuẩn bị ở trên. Ngâm sung trong khoảng 1 - 2 tiếng.

Sung muối xổi và sung muối chua, hai món ăn giúp các chị em chống ngán trong các bữa ăn ngày Tết - Ảnh 5.

- Chuẩn bị nước muối sung: Nấu khoảng 1 lít nước cùng 2 thìa canh muối với 1 thìa canh đường tới khi đường và muối tan thì tắt bếp để nguội. Nếm thử vị nước mặn vừa là được.

- Sung sau khi ngâm đem rửa lại với nước lọc và để ráo.

- Chuẩn bị lọ thuỷ tinh sạch và khô. Cho sung vào lọ rồi cho thêm tỏi cắt lát và vài trái ớt. Sau đó cho nước ngâm vào, dùng vật nặng nén cho sung không nổi lên (nếu nổi lên sung sẽ bị thâm đen) rồi đậy kín nắp.

- Để sung ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, sau 3 - 4 ngày là sung có thể ăn được.

Sung muối xổi và sung muối chua, hai món ăn giúp các chị em chống ngán trong các bữa ăn ngày Tết - Ảnh 6.

Sung muối có cách làm rất đơn giản mà ăn lại rất ngon các chị em ạ.

Sung muối xổi và sung muối chua, hai món ăn giúp các chị em chống ngán trong các bữa ăn ngày Tết - Ảnh 7.

Sung muối chua có thể ăn cùng với các món ăn hàng ngày giúp đỡ ngán khi ăn các món dầu mỡ.

Trong đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, giải độc, kiện tỳ thanh tràng. người ta thường sử dụng quả sung để chữa viêm họng, khản tiếng, tiêu hóa kém, viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi dom, sa trực tràng), sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp…

Y học hiện đại cho rằng, quả sung chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như c đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Một số lợi ích sức khỏe của quả sung bao gồm ngăn ngừa táo bón, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, giúp giảm cân, giảm cholesterol, tăng cường ham muốn T*nh d*c, ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, ung thư ruột kết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng chống tăng huyết áp, ngăn ngừa sự thoái hóa điểm vàng…

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/sung-muoi-xoi-va-sung-muoi-chua-2-mon-an-giup-cac-chi-em-chong-ngan-giua-cac-mon-an-nhieu-dam-trong-ngay-tet-2021011315300807.chn)

Tin cùng nội dung

  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY