Tin tức hôm nay

Tin tức

Suýt nguy hiểm tính mạng vì uống nhầm 250ml nước rửa bát

Ngày 20-1, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, Bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân N.V.C 78 tuổi (ở Phúc Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào viện với tình trạng khó thở thanh quản cấp tính, phù nề nhiễm khuẩn nặng vùng hầu họng sau khi uống nhầm 250ml nước rửa bát Sunlight ở nhà, đã phải mở khí quản cấp cứu.

Được biết, trước đó bệnh nhân có tiền sử bị sa sút trí tuệ do tuổi già, ngoài ra không có bệnh lý mạn tính hô hấp, tim mạch. theo người nhà kể lại, cách vào viện khoảng 1 ngày bệnh nhân uống nhầm khoảng 250ml nước rửa bát sunlight, sau đó xuất hiện thở khò khè, đau họng, nuốt đau tăng, tăng tiết đờm dãi nhiều, nói giọng ngậm hột thị, kèm theo sốt 38 độ, gia đình cho ở nhà tự theo dõi, sau 1 ngày triệu chứng khó thở tăng lên, bệnh nhân mới được cho vào viện cấp cứu.

Ngay sau đó, các bác sĩ khoa tai – mũi – họng và khoa gây mê hồi sức của bệnh viện đã phải tiến hành mở khí quản cấp cứu cho bệnh nhân. quá trình cấp cứu gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân bị sa sút trí tuệ nên kích thích, khó hợp tác, lại không nhận thức được tình trạng cấp tính của bệnh, tiên lượng nguy cơ Tu vong cao do suy hô hấp cấp.

Tuy nhiên, cuộc mổ đã diễn ra thành công, sau mổ bệnh nhân tỉnh, tự thở tốt qua Canuyn mở khí quản, trong đêm bệnh nhân diễn biến ổn định.

Bác sĩ Hưng đang khám cho bệnh nhân trước khi ra viện

Bác sĩ Nguyễn Việt Hưng, Khoa Tai- Mũi – Họng, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: “Bệnh nhân nhập trong tình trạng khó thở rất cấp tính do phù nề thanh môn, nhiễm khuẩn nặng vùng hầu họng, tiên lượng ban đầu rất nặng, toàn thân hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc rất nặng... Quá trình điều trị sau mổ cũng gặp nhiều khó khăn, vì nhiều bệnh phức tạp phối hợp, đòi hỏi kết hợp nhiều chuyên khoa với nhau, kết hợp giữa điều trị toàn thân và tại chỗ.”

Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định, ăn uống tốt, không nghẹn, sặc.

Bác sĩ khuyến cáo, viêm phù nề thanh thiệt cấp tính là một cấp cứu nặng vùng Tai Mũi Họng, có thể tiến triển nhanh dẫn tới tắc nghẽn đường thở gây Tu vong nếu không được can thiệp kiểm soát đường thở kịp thời, đặc biệt là ở những bệnh nhân tuổi cao, trẻ nhỏ, bị bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

Để phòng tránh người dân cần thường xuyên vệ sinh tốt vùng mũi họng, tránh ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, với trẻ nhỏ, người già bị lú lẫn cần chú ý không để ăn, nuốt nhầm các dung dịch, hóa chất sẵn có trong nhà, nếu không may để sự cố xảy ra cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để xử trí kịp thời.

Trần Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Suyt-nguy-hiem-tinh-mang-vi-uong-nham-250ml-nuoc-rua-bat-578955/)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer có thể được chia thành các giai đoạn nhẹ, trung bình hoặc nặng. Mỗi giai đoạn đều có các triệu chứng riêng biệt.
  • Sa sút trí tuệ (SSTT) là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Là thuật ngữ được dùng nhiều trong thời gian gần đây, để nói về căn bệnh sa sút trí tuệ ở người trung cao tuổi, bệnh rất đa dạng, chứa đựng nhiều bí ẩn, mà khoa học chưa hiểu hết, nên hiệu quả điều trị còn thấp, và dưới đây là một số dạng sa sút trí tuệ thường gặp.
  • Theo nghiên cứu mang tên Mối nguy hiểm của môi trường đối với sức khỏe người cao tuổi, do các chuyên gia ở Trung tâm Khoa học và Môi trường Boston Mỹ thực hiện mới đây cho thấy,
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Cạo gió là cách chữa bệnh dân gian được rất nhiều người sử dụng để chữa các triệu chứng cảm vì nó đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tức khắc.
  • Sa sút trí tuệ là căn bệnh gồm nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến trí tuệ và năng lực xã hội. Giảm trí nhớ rất hay gặp trong sa sút trí tuệ
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY