Địa hoàng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm. Rễ củ mập, có cuống dài, vỏ màu đỏ nhạt. Lá mọc tập trung ở gốc, hình trứng ngược hoặc bầu dục, dài 5 - 10cm, rộng 2 - 4cm, mép có răng cưa tròn, không đều, mặt lá nhăn nheo, gân lá chằng chịt hình mạng, mặt dưới đôi khi có màu đỏ. Cụm hoa hình chùm trên một cán dài. Hoa màu đỏ tím, đài hình chuông, có 5 răng nhọn, tràng hoa hình ống uốn cong, miệng loe chia 5 cánh tròn. Qủa bế hình cầu hoặc hình trứng. Là cây di thực đã được trồng thành công ở nước ta từ 1958.
Thường dùng rễ củ làm Thu*c. Dùng củ tươi gọi là Sinh địa. Khi đã chế được gọi là Thục địa.
Địa hoàng có vị ngọt, đắng, tinh lạnh, vào bốn kinh Tâm, Can, Thận, Tiểu trường. Có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu. Thục địa có vị ngọt mùi thơm, tính hơi ấm, vào ba kinh Tâm, Can, Thận. Có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ thận, làm đen râu tóc...\
Địa hoàng thường được dùng chữa âm hư, phát nóng về chiều ra mồ hôi trộm, khát nước nhiều, đái tháo đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, nôn ra máu, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai, ban chẩn, viêm họng, tâm thần không yên, phiền não mất ngủ... Ngày dùng 8 - 12g dưới dạng Thu*c sắc.
Thục địa thường dùng chữa âm hư, huyết suy, nóng âm ỉ trong xương, ho suyễn, yếu mệt, đái tháo đường, kinh nguyệt không đều, râu tóc bạc sớm, xuyết huyết tử cung, đánh trống ngực, di tinh... Liều dùng 9 - 15g.