Theo thông tin tìm hiểu hiện chưa có bất kỳ đánh giá khoa học nào những người dân vùng có Nhân sân Việt Nam, thường xuyên sử dụng Nhân sâm Việt Nam có thể trạng sức khỏe, tuổi thọ, bệnh tật có điểm khác biệt với những người dân vùng khác.
Về độc tính đã ngiên cứu thấy với liều 24g/kg thể trọng của bột chiết toàn phần rễ củ Nhân sâm Việt Nam và với liều 10,6g / kg thể trọng của saponin toàn phần của rễ củ Nhân sâm Việt Nam đều không gây trên súc vật thực nghiệm những triệu chứng nào ngộ độc cả.
Những thí nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung tương, tác dụng tăng lực, tăng sức bần của cơ thể, trên nội tiết Sinh d*c, trên hệ tim mạch... đều cho những kết quả hay gần tương đương với khi thí nghiệm với Nhân sâm Triều Tiên. Tuy nhiên Nhân sâm Việt Nam không gây tăng huyết áp như Nhân sâm Triều Tiên. Tác dụng này làm tác dụng Nhân sâm Việt Nam giống với tam thất hơn.
Mặc dầu theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu sâm Việt Nam, những kết quả nghiên cứu về hóa học và dược lý nói trên được những nhà nghiên cứu nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản chú ý, nhưng chúng tôi cũng ghi lại đây một số khác biệt giữa cách đánh giá của hai nền y học cổ truyền dân tộc với các nhà y dược hiện đại:
Theo những nhà y học cổ truyền, khi nếm vị nhân sâm Triều Tiên, nhất là khi nếm củ sâm, trước hết phải thấy vị ngọt, sau thấy đắng, rồi lại ngọt và ngọt (tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam) khi đang mệt, ngậm một miếng sâm trong miệng một lúc, thấy hết mệt liền, trong người thấy khoan khoái. Còn Nhân sâm Việt Nam ta, khi nếm thì đầu tiên thấy đắng, sau vẫn thấy đắng, đắng (tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ). Hãm hay sắc củ nhân sâm Việt Nam rồi ta ngâm hay uống hầu như không thấy cảm giác khoan khoái. Đó là một điều mà các nhà khoa học hiện đại cần tìm cho ra: Do cách chế biến chưa đúng hay các hoạt chất trong củ sâm của ta hiện còn bị một thứ men nào che lấp, không cho thể hiện ngay như Nhân sâm Triều Tiên. Hiện nay các nhà bào chế phải phối hợp nhân sâm Việt Nam với một số vị Thu*c khác để sử dụng được phần tác dụng tốt của nhân sâm Việt Nam, đồng thời che lấp những nguyên nhân cản trở mà chúng ta chưa tìm ra được.
Do những nguyên nhân đã nói ở trên, hiện nay Nhân sâm Việt Nam hầu như không thấy được tiêu thụ và sử dụng dưới rễ củ đơn độc như rễ củ Nhân Sâm Triều Tiên (Panax ginseng). Thường chỉ được sử dụng phối hợp với nhiều vị Thu*c khác trong một thang Thu*c hay một dạng bào chế (viên, nước, xirô...)
Những điều đang chú ý hơn cả là việc phát hiện ra Nhân sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Hà et Grushv ở dãy núi Ngọc Linh), ở các vùng Tây Nguyên nước ta, cũng như loài nhân sâm Panax sp. ở xung quanh vùng sapa thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía bắc cho ta thấy là đất nước Việt Nam cũng có những vị Thu*c quí nhất của ý học cổ truyền phương đông trước kia hoàn toàn phải nhập. Vấn đề phải nghiên cứu giữ giống, phát triển nuôi trồng để đáp ứng mọi yêu cầu về Nhân sâm của nhân dân ta.
Chủ đề liên quan:
dược lý Hoàng Liên Sơn liều dùng nhân sâm Nhân sâm Việt Nam Panax sp panax vietnamensis sâm việt nam tác dụng việt nam