12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tác dụng siêu tuyệt vời của củ riềng đối với sức khỏe

Không chỉ mang lại hương vị thơm ngon đặc biệt cho từng món ăn, củ riềng còn có tác dụng trị bệnh mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng SKGĐ tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây nhé!

1. Thông tin về củ riềng

Củ riềng là rễ của cây riềng phát triển thành củ còn có các tên gọi khác là củ giềng, lương khương, riềng thuốc, tiểu lương khương, cao lương khương, riềng gió… và có tên khoa học là alpinia officinarum Hance. Ngoài ra, củ riềng tiếng anh là Lesser Galangal

Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Những dưỡng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.

Ngoài ra, các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm trong loại củ này còn rất hữu ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo. Bên cạnh đó, nó cũng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.

Thông tin về củ riềng

2. Trong riềng có gì?

Theo các chuyên gia, trong 100 gram riềng có chứa: Calo 71; Carbohydrate 15g, Protein 1g, Chất béo 1 g, Chất xơ 2g, Vitamin C 5,4 g (9% DV)… Ngoài ra, còn cung cấp một lượng natri, flavonoid, sắt và vitamin A. Đặc biệt loại củ này còn có 0,5 – 1,5% tinh dầu chứa các thành phần có carineole, methyl cinnamate, eugenol, pinene, cadimene, galangin, kaempferide, kaempferol, quercetin, Isorhamnetin, galangal.

Đều là những tinh chất cực tốt có tác dụng tiêu thực, trừ hàn, tiêu sưng, giảm đau, ôn trung. Chủ trị khó tiêu, nôn ói, đau dạ dày, đau bụng do hàn, tiêu chảy, đau nhức xương khớp…Riềng còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phần phòng ngừa và điều trị các căn bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm.

3. Tác dụng siêu tuyệt vời của củ riềng đối với sức khỏe

3.1 Kháng viêm

Nghiên cứu cho thấy riềng chứa các đặc tính kháng viêm giúp nó trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Bên cạnh đó, loại củ này còn giúp giảm nhẹ sự khó chịu do các vết loét và viêm đau vùng bụng gây ra.

Tác dụng của củ riềng - kháng viêm

3.2 Tăng cường tuần hoàn máu

Củ giềng có khả năng loại bỏ chất độc, cải thiện sự tuần hoàn máu và còn cung cấp thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Ngoài ra, những đặc tính chống oxy hóa của riềng còn giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da. Riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu.

3.3 Hỗ trợ tiêu hóa

Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng và củ gừng là chữa đau bụng. Ngoài ra, riềng cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.

3.4 Cải thiện chức năng nhận thức

Một thành phần hiện hữu trong củ riềng, có tên gọi ACA, có tác dụng hỗ trợ chức năng nhận thức. Một số nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp giảm một số dạng thoái hóa não liên quan đến nhận thức.

Tác dụng của củ riềng - cải thiện chức năng nhận thức

3.5 Ngăn ngừa ung thư

Một cuộc nghiên cứu ở Anh thực hiện với những người bị khối u ở phổi và vú cho thấy chất galanin có trong loại củ này có những đặc tính chống ung thư.

3.6 Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Trong y học, tác dụng của riềng đã được sử dụng như là một biện pháp để phòng ngừa bệnh tim và giảm thiểu bất kỳ rủi ro liên quan đến hệ thống tim mạch. Bởi loại củ này có chứa chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm. Từ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch, giảm các cơn co thắt tim bằng cách tăng cung cấp máu cho tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Củ giềng còn được sử dụng như một phương thuốc chữa đột quỵ và các bệnh liên quan khác.

Tác dụng của củ riềng - ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch

3.7 Giảm mỡ máu và cholesterol trong cơ thể

Những chất như galanin, quercetin, kaempferol,.. có trong củ riềng có khả năng giảm thiểu đáng kể lượng cholesterol cũng như các chất béo có hại trong máu. Từ đó nguy cơ mỡ máu và cholesterol trong thành mạch máu sẽ không còn xuất hiện, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt là bệnh về tim mạch.

3.8 Cải thiện khả năng sinh lý cho nam giới

Những nghiên cứu khoa học đã cho thấy củ riềng có khả năng kích thích sản sinh tinh trùng và tăng khả năng hoạt động của chúng. Đặc biệt khả năng sinh lý của nam giới tăng mạnh khi hấp thụ đủ các chất từ riềng và quả lựu.

3.9 Cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể

Tinh dầu được chiết xuất trực tiếp từ củ riềng có khả năng tiêu diệt rất nhiều vi khuẩn, vi rút các loại. Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong cơ thể có khả năng giúp chống lại nhiều tác nhân gây hại, ngăn ngừa cơ thể lão hóa, giúp khỏe mạnh hơn.

Tác dụng của củ riềng - cải thiện hệ miễn dịch

3.11 Củ riềng trị lang beng hiệu quả

Bài thuốc: Củ riềng và cây chút chít mỗi loại 100g, chanh tươi 1 quả. Đem 2 nguyên liệu trên giã nát rồi đun nóng cùng với nước cốt chanh tươi. Để hỗn hợp nguội dần rồi cho vào bình có nắp kín để bảo quản và sử dụng bôi ngoài da. Bôi lên khu vực bị bệnh lang beng sẽ giúp làm giảm đi các triệu chứng và mau khỏi bệnh.

3.12 Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày

Như đã nói ở trên, riềng có khả năng chống viêm và vi khuẩn rất tốt. Vậy nên nếu sử dụng củ riềng đúng cách và thường xuyên sẽ giúp điều trị một số chứng bệnh về dạ dày như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,...

3.13 Bài thuốc chữa cảm sốt, sốt rét, ăn kém

Riềng 40g tẩm dầu vừng sao, gừng khô 40g nướng cháy sém, hai vị thuốc trên tán thành bột mịn quyện với mật lợn làm viên hoàn, mỗi viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần mỗi lần uống 15 - 20 viên với nước đun sôi để ấm, uống liên tục 15 ngày.

Tác dụng của củ riềng - bài thuốc chữa cảm sốt, sốt rét, ăn kém

3.14 Chữa phong thấp

Riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.

3.15 Chữa hắc lào

Củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 – 3 lần.

4. Lưu ý khi dùng riềng chữa bệnh

Để sử dụng loại thảo dược này chữa bệnh mang lại hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Khi mua riềng, hãy tìm những củ có làn da săn chắc. Không nên chọn củ có vẻ bị nhăn, vì chúng đã cũ và khô nên thành phần dinh dưỡng và tinh dầu không được đảm bảo.

- Không giống như gừng, riềng khi dùng không cần phải gọt vỏ. Thay vào đó, bạn chỉ cần rửa sạch gốc dưới nước lạnh và loại bỏ bụi bẩn trên da, sau đó vỗ khô.

- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày, người bị dị ứng với một trong các thành phần của riềng tránh dùng.

- Để chữa bệnh với riềng, bạn cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian được khuyến cáo

- Cần thăm khám và hỏi ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng riềng để điều trị bệnh.

Sử dụng đúng cách và hợp lý củ riềng không chỉ mang lại những món ăn ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe của mọi người. Hãy ghi nhớ để sử dụng hợp lý loại củ có công dụng cực kỳ hữu ích này nhé!

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tac-dung-sieu-tuyet-voi-cua-cu-rieng-doi-voi-suc-khoe-28684/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY