Em sinh con 3 ngày thì bị sốt do tắc tia sữa. Đến nay, con em đã hơn 1 tháng lại bị tái phát
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh(hanhnguyenc@gmail.com )Áp-xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra, thường gặp là liên cầu và tụ cầu... Đặc biệt ở phụ nữ đang cho con bú hay bị áp-xe vú, nếu không vệ sinh đầu vú tốt sẽ dễ bị viêm nhiễm. Từ viêm nhiễm đầu vú, vi khuẩn sẽ đi vào ống tuyến vú gây viêm tuyến vú. Nếu điều trị muộn, nơi viêm nhiễm tạo ổ áp-xe... Thường thì áp-xe vú hay bị ở một bên do hiện tượng tuyến sữa bên vú đó bị tắc chứ ít khi bị cả hai bên. Với
tắc tia sữa thì cần dùng các biện pháp vắt để thông tia (có thể vắt tay hoặc dùng máy hút sữa), khi tia sữa thông sẽ hết sốt, tránh được viêm và tạo áp-xe mà không cần dùng kháng sinh. Trường hợp
tắc tia sữa lâu trở thành viêm nhiễm nặng ở tuyến vú hoặc thành áp-xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân (tiêm hoặc uống), nếu không khỏi thì phải kết hợp trích tháo mủ sau khi đã dùng kháng sinh. Điều cần lưu ý, khi bị viêm hoặc áp-xe tuyến sữa thì ngoài biểu hiện cương đau, mẹ có sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đi đại tiện phân bọt, chất xanh, thậm chí tiêu chảy nếu sữa lẫn mủ). Vì vậy, trong thời gian điều trị viêm hoặc áp-xe thì không nên cho bé bú bên vú bệnh mà cần hút bỏ đến khi khỏi mới cho bú lại. Phòng viêm và áp-xe vú là không để tắc tia. Khi đầu vú bị nứt hoặc xây xát, cần điều trị tích cực.
BS. Kim Oanh