Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Thông tia sữa bằng gai bồ kết Y học cổ truyền

Nhiều bà mẹ lo lắng vì mắc chứng thiếu sữa. điều này khiến họ lo lắng con mình không được thụ hưởng nguồn dưỡng chất quý giá nhất. may mắn thay, có nhiều loài thảo dược quý để giải quyết chứng thiếu sữa này.
Nuôi con bằng sữa mẹ là thiên chức cũng là niềm hạnh phúc của những phụ nữ làm mẹ. Khoa học hiện đại đã chứng minh, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ em. Đối với trẻ con, sữa mẹ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, kháng thể và các hoóc-môn tăng trưởng khác, giúp cho trẻ mau lớn và đề kháng tốt với các tác nhân bất lợi cho sức khỏe. Đối với người mẹ, cho con bú là quá trình để người mẹ thể hiện tình yêu thương với đứa con, cũng như giúp thiết lập một sợi dây tình cảm bền chặt về sau. Cho con bú còn giúp cho cơ thể người mẹ mau chóng phục hồi sau quá trình mang thai và sinh nở, như: giúp cho thời gian co hồi tử cung được rút ngắn, sản dịch mau hết, đốt cháy lượng mỡ dự trữ để biến thành sữa nuôi con, qua đó lấy lại được phần nào vóc dáng ban đầu.

Tuy nhiên, sau khi sinh nở, vì nhiều lý do khác nhau, nhiều chị em gặp phải rắc rối, khi không thể cho con mình bú như ý muốn. Có chị em tuy quá trình sản xuất sữa vẫn diễn ra bình thường, nhưng tia sữa bị tắc, khiến sữa không tiết ra bình thường, điều này khiến cho đứa bé bị đói sữa, còn người mẹ thì phải chịu đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Hoặc có chị em vì cơ địa hay do quá trình sinh nở cần sự can thiệp của ngoại khoa, khiến việc sinh nở không diễn ra theo quy luật tự nhiên, não không phát tín hiệu kích thích sản xuất và tiết sữa nuôi con, nên sau sinh 3 - 4 ngày, một tuần, thậm chí cả tháng vẫn chưa có sữa cho con bú. Tình trạng thiếu sữa sau sinh có thể xảy ra ở mọi bà mẹ, có thể gặp ở người gầy, cũng có thể gặp ở người béo; có thể gặp ở phụ nữ sinh lần đầu nhưng cũng có thể gặp ở những người đã sinh lần hai hoặc hơn; có người mất sữa ngay từ đầu, nhưng cũng có người đang có sữa bình thường thì đột nhiên mất sữa.

Như đã nói ở trên, nếu người mẹ không thể nuôi dưỡng con mình bằng dòng sữa tự nhiên thì đó rõ ràng là một thiệt thòi lớn cho cả mẹ và bé. Nhiều bà mẹ khi đối mặt với tình trạng này đều cảm thấy rất căng thẳng, lo lắng, thậm chí có người trầm cảm vì họ nghĩ mình “vô dụng” khi không làm tròn thiên chức của người mẹ.

May thay, tạo hóa đã ban cho chúng ta rất nhiều những loài thảo dược quý để giải quyết chứng thiếu sữa này. Trong số đó, qua kinh nghiệm nhiều năm ứng dụng, chúng tôi thấy có một vị Thu*c rất hiệu nghiệm, vừa gần gũi, dễ tìm lại rất rẻ, an toàn khi sử dụng cho cả mẹ và bé. Vị Thu*c đó chính là gai của cây bồ kết, còn gọi là tạo giác thích (tên gọi khoa học là Spina Gleditsiae). Ở nước ta, người ta trồng cây bồ kết ở khắp các miền, vừa làm hàng rào, vừa dùng quả để tắm gội, xông nhà và nhiều mục đích khác. Cây bồ kết có gai rất đáng sợ, nên người ta thường trồng cạnh hàng rào để bảo vệ vườn tược. Trong Đông y, gai của cây bồ kết được cho là có công dụng tiêu độc, hoạt huyết tiêu thũng, bài nùng, trừ đàm thấp. Người ta đã xác định được trong gai bồ kết có gleditsia saponin B-G, axít palmitic, axít béo và nonacosane. Vị Thu*c này chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai, nhưng dùng trị tắc tia sữa hoặc không có sữa sau khi sinh thì rất tốt.

Gai bồ kết được lấy về khi còn tươi, tức là lấy gai đang sống trên thân cây, băm nhỏ phơi khô là có thể dùng được. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị Thu*c khác để tăng tác dụng, tuy nhiên theo chúng tôi thì nên kết hợp thêm các vị khác, vì cơ thể phụ nữ sau sinh thường khí huyết đều sẽ kém. Nếu dùng độc vị thì dùng gai bồ kết 12g sắc nước uống trong ngày. Kết quả theo dõi qua nhiều năm cho thấy, hiệu quả của bài Thu*c sẽ thể hiện rõ sau từ 1 - 3 ngày dùng. Nhưng cũng có trường hợp, bệnh nhân vừa thấy có sữa thì tự ý ngưng dùng Thu*c, vì sợ ảnh hưởng đến em bé, nên sau một thời gian ngắn lại tái phát. Vậy ở đây chúng tôi cho rằng nên duy trì dùng từ 10 - 15 ngày. Bài Thu*c này không chỉ giúp tia sữa">thông tia sữa, kích thích tạo sữa, giúp bà mẹ có đủ sữa cho con bú, mà còn giúp trục nhanh sản dịch sau sinh. Nhờ đó, bụng sản phụ được nhu nhuận mềm mại, tử cung co hồi nhanh, sắc da tươi nhuận.

Ngoài ra, bài Thu*c này còn giúp phụ nữ sau sinh khắc phục được tình trạng táo bón hay tiểu tiện khó. Khi kê toa, chúng tôi thường kết hợp thêm tô mộc (10g), hỗ trượng căn (10g) và vũ dư lương (10g), thì thấy hiệu quả của bài Thu*c tăng thêm rõ rệt. Đây đều là những vị Thu*c có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, thông kinh giảm đau, thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu. Giúp cho khí huyết lưu thông tốt, giảm căng thẳng, cũng như nâng cao thể trạng, tránh các bệnh viêm nhiễm cơ hội tấn công.

Có thể trên thực tế còn rất nhiều bài Thu*c khác hiệu nghiệm không thua kém, nhưng với đặc điểm dễ tìm, dễ sử dụng, giá rẻ, lại an toàn, chúng tôi mong rằng bài Thu*c này sẽ giúp được cho nhiều bà mẹ cũng như thân nhân của các bạn hữu gần xa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thong-tia-sua-bang-gai-bo-ket-y-hoc-co-truyen-15166.html)

Tin cùng nội dung

  • Chị đưa mắt nhìn ra phía cửa sổ phòng bệnh, bầu trời thật xanh trong với những cụm mây trắng trôi bồng bềnh.
  • Rất nhiều bình luận thể hiện sự xúc động và ngưỡng mộ tình cảm của người cha dành cho con: Tình cha ấm áp như vầng thái dương, Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ - Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha , nhiều cư dân mạng bình luận.
  • Tại Hội nghị thường niên lần thứ 40 của Hội Nam khoa Hoa Kỳ tháng 4/2015 vừa qua, vai trò của Testosterone trong chăm sóc sức khỏe, thậm chí trẻ hóa cho nam giới một lần nữa càng được nhấn mạnh và đề cao.
  • Nhiều lần cả gia đình tôi và gia đình cô ấy cùng đi chơi, tụ tập, vậy mà tôi không ngờ chồng mình và bạn gái đó lại có quan hệ ngoài luồng.
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Tắc tia sữa có thể gặp trong bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nào cho con bú. Tuy nhiên hay gặp nhất là trong tuần lễ đầu tiên.
  • Quả bồ kết được thu hái vào tháng 10 - 11, lúc quả có màu xanh lục hoặc màu hơi vàng, phơi khô, rồi buộc thành từng bó treo trên giàn bếp cho đến khi có màu đen bóng.
  • Mangyte cho em hỏi:Em sinh con được 3 tuần, hiện giờ hai vú cương cứng, rất đau, nóng, có phải em bị tắc tia sữa không? Em không thấy sốt gì hết. Em nghe nói ở BV Vũ Anh có điều trị tắc tia sữa, không biết chi phí như thế nào? Em cảm ơn Mangyte! (Bích Phương – TPHCM)
  • Theo y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng chữa sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt, viêm dạ dày, khó tiêu,…
  • Xơ mướp được lấy từ quả mướp chín thật già đã khô quắt, có vỏ ngoài nhăn nheo, màu vàng óng, cầm thấy nhẹ tay, đem ngâm vào nước nhiều lần cho tróc dần lớp vỏ ngoài và rữa nát hết lớp thịt còn sót lại ở trong, rửa sạch, rũ hết hạt, phơi khô.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY