Bạn nên biết hôm nay

T*i n*n thường gặp dịp Tết

Phần lớn bệnh nhân vào viện cấp cứu dịp Tết do ngộ độc thực phẩm, T*i n*n do pháo nổ và T*i n*n giao thông.

Ngộ độc thực phẩm

Trong những ngày Tết, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hoặc không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố, biến chất. Khi ăn, chúng ta sẽ bị ngộ độc. 

Các biểu hiện khi bị ngộ độc gồm buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt. Dấu hiệu mất nước bao gồm mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ. Nặng hơn, sẽ có các dấu hiệu báo động như tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra máu, ói ra máu, sốt trên 38,5 độ không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội...

Ngay khi có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, nên bù đủ dịch sớm (nhất là ở người già và trẻ em) bằng uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, bạn phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị.

Hàng năm vẫn có hàng trăm trường hợp bị T*i n*n do đốt pháo. sáu ngày tết nguyên đán 2019 có 287 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, trong đó có một trường hợp Tu vong. 

Theo bác sĩ nguyễn thị diễm hà, khoa cấp cứu, bệnh viện đại học y dược tp hcm, T*i n*n do pháo nổ rất nguy hiểm bởi ngoài sức công phá gây ra các vết thương trên cơ thể, pháo còn gây bỏng do tỏa nhiệt lượng lớn. ngoài ra, trong pháo có những hóa chất như phốt pho, lưu huỳnh... nên  người tiếp xúc rất gần dễ bị các tổn thương nặng ở đầu mặt cổ, mắt, tay...

Sơ cứu người bị nạn do pháo nổ:

Nạn nhân bị bỏng vùng mắt hoặc dị vật vào mắt khi đốt pháo, nên rửa mắt bằng nước sạch liên tục trong ít nhất 10 phút, chớp mắt để loại dị vật ra, không cố gắng lấy dị vật ra khỏi mắt, sau đó băng mắt lại bằng gạc sạch. Nếu bị chảy máu mắt, phải nhanh chóng băng mắt bằng gạc sạch. Trường hợp nạn nhân bị vết thương mạch máu cần băng ép cầm máu ngay.

Nếu bị gãy xương, dập nát bàn tay, cần cố định vị trí xương gãy và băng vết thương cẩn thận. Khi bị bỏng da, làm mát vùng bỏng bằng cách tưới nước sạch liên tục trên 10 phút. Ngay sau khi thực hiện các bước sơ cứu trên, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Theo bác sĩ hà, khi sơ cứu người bị T*i n*n giao thông, chỉ di chuyển nạn nhân trong trường hợp hiện trường nguy hiểm như cháy nổ, khí gas, hơi độc, điện giật, chất hóa học... di chuyển bằng cách kéo hai chân và luôn giữ cố định vùng đầu cổ. không nên vận chuyển nạn nhân bằng xe máy, cõng, bế... vì có thể gây tổn thương nặng hơn. khi T*i n*n xảy ra, bạn phải nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế gần nhất. cần mô tả chi tiết số người, mức độ nặng của nạn nhân, vị trí chính xác của hiện trường vụ T*i n*n. 

Trong lúc chờ cấp cứu, kiểm tra và sơ cứu nạn nhân bằng cách kiểm tra đường thở, nhịp thở và mạch ở vùng cổ của nạn nhân để có xử trí thích hợp; băng ép vết thương mạch máu; cố định cột sống, cố định xương gãy; băng vết thương bằng gạc hay vải sạch và không cố gắng rút bỏ dị vật cắm trên người nạn nhân. 

Để phòng tránh T*i n*n giao thông trong dịp tết, nên giữ sức khỏe, tránh vui chơi quá mức, không uống rượu bia khi lái xe, đội nón bảo hiểm đúng tiêu chuẩn khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi ôtô, đi bộ đúng phần đường quy định, chú ý quan sát khi băng qua đường. 

Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/tai-nan-thuong-gap-dip-tet-4045904.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY