Tình yêu và giới tính hôm nay

Tại sao bạn lại chọn tự tử?

Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi năm có tới 1 triệu thanh niên chết vì tự tử, riêng tại Việt Nam nó được xếp thứ 2 nguyên nhân gây tử vong chỉ sau tai nạn giao thông. Vậy tại sao con số này tăng và tâm lý của những người tự tử như thế nào

Những năm gần đây, tình trạng học sinh, sinh viên và đa số những người trẻ chọn kết thúc cuộc đời bằng cách tự tử đã không còn mấy xa lạ. Đây không còn là câu chuyện đùa nữa, vì nếu kéo dài nó dần trở thành văn hóa, xu hướng thì con số sẽ không chỉ dừng lại 1 triệu mỗi năm.

Nếu nhắc đến tự sát thì có lẽ phải nói đến Nhật, từ thời samurai văn hóa tự tử đã xuất hiện ở quốc gia này và nó dần trở thành chuyện thường tình, thường ngày. Chết là cách giải quyết tốt nhất mà họ nghĩ và thậm chí còn có những vụ tự tử tập thể.

Ngày có càng nhiều người trẻ dùng cách tự sát để kết thúc cuộc đời

Về mặt tâm lý mỗi người chúng ta đều có một ngưỡng cảm xúc khác nhau, tùy thuộc vào nội tâm của bạn mạnh đến đâu để chống lại những biến cố và vượt qua chúng. Cùng một sự việc nhưng có người lại chọn cách giải quyết này nhưng số khác lại không. Và khi đến điểm nút của sự chịu đựng với những tác động tâm lý dù là chủ quan hay khách quan thì nhiều người tìm đến cái thết bằng con đường “tự sát”.

Vậy lúc đó tiến trình tâm lý của những người tự tử sẽ điễn ra như thế nào? Bài viết hôm này giúp bạn hiểu được điều đó:

1. Tuyệt vọng cao độ

Đa số những người tự tử đều có chất lượng sống cao hơn mức trung bình, tập trung ở những quốc gia phát triển và đang phát triển, hoặc ở những nước có lối sống “chủ nghĩa cá nhân” thì tỉ lệ càng cao. Một vài nghiên cứu còn chứng minh được rằng những người có học vấn cao, nhận được nhiều sự kỳ vọng từ gia đình và xã hội thì có xu hướng tự sát.

Các nhà tâm lý học cho rằng mỗi người đều tự đặt ra cho mình một cái chuẩn “hạnh phúc” nên nếu không đạt được hay mất đi điều đó họ bị suy sụp và làm những điều “dại dột”. Ý nghĩ tự tử xuất phát lúc con người bế tắc trước hoàn cảnh hay biến cố ở ngay thời điểm hiện tại nó không theo đúng như những gì mình đã nghĩ. Nếu bạn nghèo và thật nghèo nhiều lúc bạn vẫn thong dong mà sống, nhưng nếu bạn giàu và “khánh kiệt” thì ý nghĩ tự vẫn sẽ trào lên rất mạnh.

Rất nhiều vụ tự tử trong nhà tù và bệnh viện tâm thần trong một tháng đầu giam giữ, giải thích điều này các chuyên gia cho rằng khoảng thời gian đó chính là lúc họ đấu tranh tư tưởng để đưa ra quyết định.

Nói một cách thẳng thắng hơn, kỳ vọng quá nhiều, tiêu chuẩn quá cao mà không hướng về thực tế không nhìn nhận bản thân và vượt qua tuyệt vọng thì như trải hoa hồng cho việc tự tử.

2. Tự trách bản thân mình

Đa số những người không có tự trọng thường chỉ trích người khác chứ không hay chỉ vấn chính mình. Việc này đồng nghĩa với việc tự trọng càng cao càng có nguy cơ tự sát.

Họ là những người mang gánh nặng tội lỗi của bản thân, anh A tốt quá, chị B phúc hậu trong khi bản thân không tốt, không giỏi, không ra gì,... Không có gì tội tệ hơn việc bất lực với chính bản thân mình, tủi hổ, tội lỗi hay là bị ai đó nhục mạ, sỉ vả, từ đó chọn cách kết liễu cuộc đời vì chán ghét bản thân mình, rằng mình là người thừa của xã hội

Tự trách bản thân và sống tiêu cực dễ dẫn đến tự tử

Đây là lý do tại sao những người thuộc thế giới thứ ba hay có thành viên trong gia đình mất luôn mang trong người mầm móng của lá thư tuyệt mệnh.

3. Ảnh hưởng sự tiêu cực

Nếu ai đó phải hứng chịu hay sống trong tiêu cực quá lâu thường có xu hướng tự sát, tuy nhiên những người trầm cảm không hoàn toàn có ý định tự tử nhưng những người hay phiền muộn lại có tỉ lệ cao hơn.

Thật ra theo nhiều nghiên cứu trong tất cả các loài động vật trên hành tinh này chì có con người mới có đủ khả năng giết một người chỉ bằng một câu nói, bằng sự đánh giá và chỉ trích dù vô tình hay không vô tình nhưng nó đều nhắm đến muốn đối phương phải thua cuộc.

Duy nhất chỉ có con người mới có đủ khả năng giết chết ai đó bằng một câu nói

Chúng ta thường suy nghĩ rằng người khác nghĩ gì về mình và điều đó còn quan trọng hơn cả là bạn đang nghĩ gì về chính bạn. Nếu trong hai trường hợp trên người tự tử là những đối tượng hay tuyệt vọng và tự trách bản thân thì ở đây họ là những người “đánh rơi chính mình” và sống trong sự tiêu cực.

Nhìn nhận một vụ tự sát người ta thường cho rằng đó là dại dột, nhưng “chiến thắng” hay “thất bại” bằng việc giết chính mình chỉ có bản thân nạn nhân mới hiểu. Thay vì lên án chúng ta nên xem lại cách sống và thay đổi trước khi chính ta giết chết một ai đó.

Simon

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/tai-sao-ban-lai-chon-tu-tu-25362/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY