12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tại sao bệnh nhân tiểu đường ngày càng ít insulin và cách để khôi phục lại

Insulin là hormone duy nhất trong cơ thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Lối sống hiện nay rất dễ dẫn đến tình trạng kháng insulin, theo thời gian, nó sẽ làm tổn thương các tế bào beta tiết ra insulin. Điều này dẫn đến số lượng tế bào beta giảm dần và tiết insulin ngày càng ít hơn, cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường.

Insulin trong cơ thể hoạt động như thế nào để giảm lượng đường trong máu?

Chúng ta đều biết rằng insulin do tuyến tụy tiết ra, và bài tiết insulin chỉ là một trong nhiều chức năng của tuyến tụy. Tế bào beta đảo tụy tiết ra insulin. Ngoài ra, insulin là hormone duy nhất trong cơ thể có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.

Bạn có thể thấy rằng tất cả các tác dụng của insulin về cơ bản là làm giảm mức độ glucose trong máu.

Các chức năng sinh lý chính của insulin là:

- Thúc đẩy quá trình tổng hợp glycogen và ức chế sự phân hủy glycogen. Chuyển hóa nhiều glucose hơn thành glycogen và lưu trữ trong gan, cơ và các cơ quan khác.

- Ức chế quá trình chuyển hóa chất béo, protein và các chất khác thành glucose, ngăn không cho lượng glucose trong máu tăng cao.

- Thúc đẩy quá trình vận chuyển và sử dụng glucose của các mô ngoại vi và giảm lượng đường trong máu.

- Thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose thành mô mỡ và ức chế quá trình dị hóa của mô mỡ.

- Thúc đẩy quá trình tổng hợp protein và ức chế sự phân hủy protein.

Bạn có thể thấy rằng tất cả các tác dụng của insulin về cơ bản là làm giảm mức độ glucose trong máu.

Tại sao những người bị bệnh tiểu đường có ít insulin trong cơ thể?

Trong những trường hợp bình thường, insulin do tế bào beta của con người tiết ra là đủ để cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, các tế bào beta này không phải làm việc vất vả để sản xuất insulin hết công suất nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Nguyên nhân sâu xa của việc tiết không đủ insulin là: tổn thương tế bào beta. Có nhiều yếu tố dẫn đến tổn thương tế bào beta, chẳng hạn như phản ứng miễn dịch, yếu tố di truyền, yếu tố thuốc, yếu tố môi trường,… Phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày là kháng insulin.

Nguyên nhân sâu xa của việc tiết không đủ insulin là: tổn thương tế bào beta.

Bước vào xã hội hiện đại, cách sống của con người đã có những thay đổi to lớn. Mô tả ngắn gọn là: ăn ngon, ít vận động. Hậu quả trực tiếp nhất của lối sống này là năng lượng nạp vào lớn hơn nhiều so với năng lượng cơ thể tiêu hao.

Điều này khiến lượng đường trong máu luôn trong tình trạng tăng cao, tế bào beta phải tiết ra nhiều insulin để hạ đường huyết, lâu ngày insulin trong máu sẽ ở mức cao. Hậu quả trực tiếp của trạng thái này là sự giảm dần độ nhạy của các mô và cơ quan sử dụng insulin đối với insulin.

Sau khi xảy ra tình trạng kháng insulin, tế bào beta phải tiếp tục tăng tiết insulin, kiểm soát lượng đường trong máu, hoạt động ở mức cao trong thời gian dài.

Sau một thời gian dài, chức năng của một số tế bào beta sẽ bị tổn thương, và một số tế bào beta sẽ bắt đầu nằm bẹp và không còn tiết ra insulin, các bác sĩ gọi đó là trạng thái ngủ đông.

Điều này sẽ làm giảm số lượng tế bào beta chức năng, nhưng khối lượng công việc sẽ không thay đổi, gánh nặng của mỗi tế bào beta còn lại sẽ nặng hơn, và các tế bào beta không hoạt động sẽ tăng thêm, tạo thành một vòng luẩn quẩn.

Khi số lượng tế bào beta ở trạng thái không hoạt động vượt quá 70% thì dù các tế bào beta còn lại có hoạt động hết công suất cũng không thể đáp ứng được nhu cầu chuyển hóa của cơ thể, dẫn đến tiết insulin không đủ, làm tăng đường huyết.

Các cách giúp phục hồi insulin giúp kiểm soát đường huyết

May mắn thay, tại thời điểm này, chúng ta vẫn còn một số phương pháp điều trị được sử dụng để khôi phục chức năng tế bào beta không hoạt động và đạt được trạng thái thuyên giảm bệnh tiểu đường type 2.

Các bác sĩ nhận thấy chế độ ăn uống hợp lý có lợi cho việc kiểm soát tăng đường huyết, giảm trọng lượng cơ thể, cải thiện các rối loạn chuyển hóa như đường huyết và mỡ máu. Đồng thời giảm gánh nặng cho tế bào beta tiểu đảo, phục hồi cấu trúc và hoạt động của tiểu đảo và giảm liều lượng thuốc hạ đường huyết.

- Tập thể dục lâu dài và hợp lý sẽ cải thiện độ nhạy của cơ xương và các mô khác đối với insulin và khả năng sử dụng glucose. Đồng thời, nó cải thiện khả năng sử dụng chất béo của cơ bắp, cải thiện các rối loạn chuyển hóa khác nhau, giảm lượng mỡ trong máu và kiểm soát trọng lượng cơ thể.

- Kiểm soát trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya, tránh xa những cảm xúc tiêu cực là những điều kiện cần thiết để thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng tế bào beta tuyến tụy. .

Tiểu đường type 2 là bệnh mãn tính. Bệnh phát triển lâu dần sẽ gây tổn thương tim, mắt, thận, não và các cơ quan khác, mang lại hậu quả thảm khốc và gây gánh nặng lớn về kinh tế cho gia đình và xã hội.

Vì vậy, đối với bệnh tiểu đường type 2 khi đã được chẩn đoán thì phải điều trị kịp thời. Tốt nhất là làm thuyên giảm bệnh tiểu đường type 2, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và giảm thiểu các biến chứng xảy ra.

Xem thêm:

Vì sao rau dền lại gọi là ''rau trường thọ''?

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tai-sao-benh-nhan-tieu-duong-ngay-cang-it-insulin-va-cach-de-khoi-phuc-lai-34721/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY