Tình yêu và giới tính hôm nay

Tại sao chúng ta thường giống bố nhiều hơn giống mẹ?

Ông cha ta vẫn có câu Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh và thường mặc định tỉ lệ phân chia gen di truyền của người cha và người mẹ trên một đứa trẻ luôn là 50/50. Tuy nhiên, ngoại trừ những trường hợp con mang gen trội hoàn toàn của một bên nên giống bố hoặc mẹ như đúc ra, thì đã có một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng con cái thường giống bố nhiều hơn giống mẹ.

Khi còn đi học, tất cả chúng ta đều học về gen và cách chúng được thừa hưởng như nhau từ cha và mẹ. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy những gì chúng ta được dạy có thể không hoàn toàn chính xác. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn lý do tại sao tất cả chúng ta đều giống bố mình hơn một chút về mặt di truyền.

Nói chung, chúng ta 50% giống mẹ và 50% giống bố

Bố chính là người quyết định giới tính của con.

Những cuộc tranh cãi muôn thuở về việc liệu một đứa trẻ giống bố hay giống mẹ giờ có thể kết thúc một cách hòa bình.

Mỗi người trong chúng ta đều thừa hưởng một nửa số gen từ bố và một nửa số gen từ mẹ. Người thường có 22 cặp nhiễm sắc thể không giới tính và 2 nhiễm sắc thể giới tính. Các nhiễm sắc thể trong các cặp chỉ đơn giản là bản sao của nhau - một cái nhận từ bố, cái kia nhận từ mẹ. Tuy nhiên, 2 nhiễm sắc thể cuối cùng quyết định giới tính của đứa trẻ, và người cha chịu trách nhiệm truyền gen, yếu tố quyết định đứa trẻ sẽ trở thành nam hay nữ về mặt sinh học.

Vẻ ngoài của chúng ta phụ thuộc vào gen nào của bố mẹ chúng ta là trội và gen nào là gen lặn. Lần lượt các gen trội mạnh hơn và gen lặn yếu hơn. Ví dụ, gen quy định mắt nâu là trội và gen quy định mắt xanh lam hoặc xanh lục là lặn. Điều này có nghĩa là nếu bạn có mắt nâu và chồng bạn có mắt xanh, con bạn rất có thể sẽ có mắt nâu vì gen của người mẹ, trong trường hợp này, là mạnh hơn.

Tuy nhiên, gen của người cha biểu hiện nhiều hơn

Gen của người cha biểu hiện nhiều hơn.

Bất chấp ảnh hưởng to lớn của người mẹ đối với vẻ ngoài của đứa trẻ, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng động vật có vú, bao gồm cả con người, sử dụng nhiều DNA hơn từ cha trong quá trình đột biến - quá trình định hình chúng ta thành con người. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mối liên hệ giữa biểu hiện DNA và đột biến. James Crowley, tác giả của nghiên cứu, cho biết hàng trăm gen cho thấy sự “mất cân bằng theo hướng thiên về người cha”.

Mặc dù quá trình này chưa được quan sát thấy ở người, các học giả gọi kết quả của nghiên cứu là “một phát hiện nghiên cứu mới đặc biệt, mở ra cánh cửa cho một lĩnh vực khám phá hoàn toàn mới trong di truyền học của con người”.

Do đó, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bố

Với việc gen của người cha mạnh hơn, điều đó khiến con cái dễ mắc các bệnh do cha mắc phải hơn là từ mẹ. Pardo-Manuel de Villena, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Nếu được thừa hưởng từ mẹ, gen sẽ không được biểu hiện nhiều như được thừa hưởng từ bố. Vì vậy, cùng một đột biến xấu sẽ gây ra những hậu quả khác nhau về bệnh tật nếu nó được di truyền từ mẹ hoặc từ bố.”

Do đó, bằng cách quan sát tình trạng sức khỏe của bố, bạn có thể dự đoán những bệnh có thể xảy ra trong tương lai chẳng hạn như bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, chứng tâm thần phân liệt, béo phì và ung thư.

Xem thêm: Các nhà khoa học hoàn thành việc giải mã toàn bộ bộ gen của con người

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/tai-sao-chung-ta-thuong-giong-bo-nhieu-hon-giong-me-35143/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY