12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tại sao huyết áp cao ngay cả khi bạn đang khỏe mạnh?

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên toàn thế giới. Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp có thể lặng lẽ xuất hiện trong nhiều năm mà không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào.

​Tại Việt Nam, theo số liệu công bố của Bộ Y tế hiện nay có khoảng 12 triệu người bị huyết áp cao, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc. Huyết áp cao là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm và các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong toàn quốc.

Huyết áp cao còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì tình trạng này thường không được chẩn đoán ở những người bình thường, nhất là người trẻ, không khám sức khỏe hàng năm, có lối sống bận rộn, thiếu vận động và thiếu ngủ. Những bệnh nhân này sau đó nhập viện với tình trạng khó thở, huyết áp tăng cao hoặc mắ các bệnh về tim.

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên toàn thế giới.

Tại sao những người khỏe mạnh và năng động lại bị huyết áp cao?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp cao, ví dụ như di truyền, cấu tạo cơ thể và chế độ ăn uống. Một số nguyên nhân này không thể ngăn chặn được, chẳng hạn như di truyền và tuổi tác.

Huyết áp cao thường có trong gia đình. Rủi ro di truyền rất phức tạp, có thể là kết quả của sự kết hợp của các đột biến có hại trong các gen nguy cơ và sự im lặng của các gen bảo vệ. Chúng ta không thể làm gì để thay đổi di truyền của mình, cũng như chúng ta không thể ngừng lão hóa. Cùng với sự lão hóa kéo theo sự gia tăng chung về huyết áp tâm thu (con số cao nhất) và nguy cơ mắc bệnh tim.

Mặt khác, chúng ta cần giải quyết các yếu tố nguy cơ có thay đổi được đối với huyết áp cao, chẳng hạn như giảm cân và tập thể dục nhiều hơn, thường mang lại những lợi ích to lớn.

Vì vậy, nếu bạn biết mình bị huyết áp cao, phản ứng quan trọng nhất là chấp nhận chẩn đoán. Huyết áp cao không thể tự khắc phục, do đó thái độ của bạn đối với căn bệnh là bước đầu tiên để kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Trên thực tế, có nhiều người trẻ tuổi bị huyết áp cao và cả những bệnh nhân cao tuổi mắc nhiều bệnh đi kèm.

Kiểm tra thường xuyên là chìa khóa để phát hiện sớm huyết áp cao

Các bác sĩ khuyến cáo nên theo dõi huyết áp và lượng đường trong máu cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó là thực hiện khám sức khỏe tim mạch, mỡ máu, đường huyết lúc đói, kiểm tra nước tiểu thường xuyên và khám mắt là quan trọng.

Kiểm tra thường xuyên là chìa khóa để phát hiện sớm huyết áp cao.

Các xét nghiệm sàng lọc tim được khuyến khích mỗi năm một lần hoặc một lần trong 2 năm sau tuổi 40 ở dân số nói chung hoặc sau 30 tuổi ở nhóm dân số có nguy cơ cao.

Rất ít người bị huyết áp cao có các biểu hiện như đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam, tuy nhiên các triệu chứng này không đặc hiệu và thường chỉ xảy ra khi huyết áp cao đã đến mức nghiêm trọng.

Huyết áp cao là tình trạng nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Vì vậy, ngay cả khi bạn còn trẻ và cảm thấy khỏe mạnh, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi huyết áp để tránh bệnh tiến triển gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Xem thêm: 3 triệu chứng của bệnh tiểu đường mới được tiết lộ, đây là những dấu hiệu bạn cần để ý

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tai-sao-huyet-ap-cao-ngay-ca-khi-ban-dang-khoe-manh-35834/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY