Tuy nhiên, mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn dễ bị trầm cảm, vì có những yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dưới đây là mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và trầm cảm và lý do tại sao bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ trầm cảm.
1. Sang chấn tâm lý
Một nghiên cứu nói rằng tỷ lệ trầm cảm cao hơn ở những người tiền tiểu đường hoặc bệnh nhân tiểu đường chưa được chẩn đoán hoặc những người mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Điều này có thể là do chấn thương tâm lý kèm theo căng thẳng khi được chẩn đoán mắc một căn bệnh mãn tính ảnh hưởng đến lối sống của họ suốt đời.
Sự căng thẳng khi sống cả đời với bệnh tiểu đường và lo sợ về các biến chứng của nó thường dẫn đến trầm cảm ở những người này.
Các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn trầm cảm nghiêm trọng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường gấp đôi so với những người không bị bệnh. |
2. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là tình trạng gây tăng đường huyết hoặc tăng mức đường huyết mỗi ngày, trừ khi được kiểm soát bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý.
Nồng độ glucose tăng cao trong cơ thể gây ra các triệu chứng như khát nước, đi tiểu thường xuyên, rối loạn giấc ngủ, sụt cân, luôn cảm thấy mệt mỏi, lối sống lười vận động, da rất khô và nhiều triệu chứng khác.
Các triệu chứng này thường là gánh nặng cho bệnh nhân tiểu đường, khiến họ bị kích thích hầu hết thời gian và khiến họ chán nản.
3. Nỗi sợ biến chứng của bệnh tiểu đường
Các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường tồi tệ hơn nhiều so với các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nó bao gồm các bệnh tim, bệnh thần kinh, các vấn đề về mắt, bệnh thận, các vấn đề về đông máu và thậm chí phải cắt cụt chân, dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Nỗi sợ hãi về biến chứng này ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường ngay từ đầu và khiến tinh thần của họ luôn căng thẳng.
4. Thời gian điều trị bệnh
Vì bệnh tiểu đường là bệnh kéo dài suốt đời với mức độ phổ biến ngày càng tăng, nên chi phí điều trị bệnh tiểu đường có khả năng tăng mỗi năm.
Theo một nghiên cứu, vào năm 2017, tổng chi phí chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hàng năm ở Mỹ là khoảng 327 tỷ đô la, gấp khoảng 2,3 lần so với người không mắc bệnh tiểu đường.
Do đó, chi phí điều trị và căng thẳng liên quan làm tăng nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường.
Chi phí điều trị và căng thẳng liên quan làm tăng nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường. |
5. Tiền sử gia đình bị trầm cảm
Một nghiên cứu đề cập rằng trầm cảm phần lớn dường như ảnh hưởng đến những bệnh nhân tiểu đường có tiền sử các triệu chứng trầm cảm hoặc bất kỳ rối loạn tâm thần nào khác. Các giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường đều dai dẳng hoặc tái phát.
Nghiên cứu cho biết thêm rằng ngay cả sau khi điều trị thành công bệnh trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường, các triệu chứng dường như vẫn tái phát ở khoảng 80% bệnh nhân.
Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừ nguy cơ trầm cảm là bắt đầu với một chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục, thiền hay yoga thường xuyên.
Cùng với đó là thực hiện tâm lý trị liệu, như liệu pháp hành vi, liệu pháp toàn diện và liệu pháp nhận thức tập trung vào việc thuyên giảm chứng trầm cảm.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có thể tự kiểm soát các triệu chứng trầm cảm. Khi mọi người sẵn sàng và có động lực hướng tới mục tiêu của mình, bạn sẽ có nhiều khả năng ngăn cản nó.
Hãy thường xuyên liên lạc với bác sĩ và theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Công thức 5 thêm 5 bớt - Bí quyết để tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ tiểu đường, đột quỵ
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: