Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng thời điểm ăn uống có ảnh hưởng lớn đến cân nặng, nồng độ cholesterol và lượng hoóc môn insulin.
Bạn có bao giờ lùi bữa tối vì công việc bận rộn? Bạn có bao giờ bỏ bữa sáng vì ngủ quên? Miễn sao không bị rối loạn tiêu hóa sau đó thì không có vấn đề nghiêm trọng? Suy nghĩ này có lẽ rất sai lầm.
Các bài báo khoa học đều chỉ ra rằng không chỉ việc chúng ta ăn gì mà chúng ta ăn vào thời điểm nào có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe.
Ăn uống không điều độ dẫn đến tăng cân, béo phì, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 cho dù bạn tiêu thụ bao nhiêu calo đi nữa.Một trong những đánh giá kiểm tra mô hình
ăn uống quốc tế chỉ ra rằng béo phì là do liên quan đến việc ăn nhiều loại thực phẩm nhiều calo vào buổi tối. Một nghiên cứu khác lại cho biết những người ăn 6 bữa/ngày có nồng độ cholesterol và lượng insulin tốt hơn những người có chế độ ăn từ 3 – 9 bữa/ngày.Tác hại của ăn uống không điều độ với sức khỏeTiến sĩ Gerda Pot,giảng viên chuyên khoa tiểu đường và khoa học dinh dưỡng thuộc trường King’s College London chia sẻ: Chúng tôi nhận thấy những người có phương pháp tiêu thụ lượng calo nhiều nhưng không ăn uống theo thời gian cố định thường dễ mắc bệnh béo phì hơn những người luôn duy trì thói quen
ăn uống đúng giờ.Những nghiên cứu khoa học về mối liên hệ giữa đồng hồ sinh học và sự trao đổi chất thời gian gần đây đã chứng minh rằng:các quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người như chán ăn, tiêu hóa và sự chuyển hóa chất béo, cholesterol và glucose, sẽ lặp lại sau 24 giờ. Đồng thời, các chuyên gia cũng giải thích ăn uống không đều đặn ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, điều này sẽ dẫn đến tăng cân cùng với những nguy cơ khác đối với
sức khỏe con người.Việc thay đổi thời gian các bữa ăn có ý nghĩa quan trọng. Nếu đồng hồ sinh học của cơ thể bị gián đoạn sẽ dẫn đến tình trạng béo phì. Do vậy, nếu có thể sắp xếp duy trì khung thời gian cố định cho các bữa ăn hằng ngày là điều nên làm.
Nguyễn Lương(
theo Health.com)