Tiêu hóa hôm nay

Nguyên nhân gây đau dạ dày không chỉ do ăn uống

Ngoài nguyên nhân do chế độ ăn uống, chúng ta còn có thể mắc phải căn bệnh đau dạ dày do một số nguyên nhân khác nữa đấy.
Chào bác sĩ,

Cháu có một câu hỏi mong được bác sĩ giải đáp. Thời gian gần đây, cháu có hay gặp một số triệu chứng rất giống với bệnh đau dạ dày như ợ hơi, đau bụng, chán ăn và thỉnh thoảng hay buồn nôn. Cháu không nghĩ đây là đau dạ dày vì cháu vẫn duy trì ăn uống rất điều độ, ăn uống đúng giờ và không bỏ bữa. Xin hỏi bác sĩ, biểu hiện như vậy có gì nghiêm trọng không và cháu có thể để cho bệnh tự khỏi được không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ.

(gul…@gmail.com)

Chào cháu,

Những biểu hiện mà cháu gặp phải đều là những biểu hiện đặc trưng của bệnh đau dạ dày. Cháu không nên chủ quan bởi ngoài nguyên nhân do chế độ ăn uống, chúng ta còn có thể mắc phải căn bệnh này do một số nguyên nhân khác.

Những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh dạ dày

Ăn uống không điều độ

Chế độ ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các căn bệnh về dạ dày. Các thói quen xấu như ăn nhanh, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn đồ ăn lạnh thường xuyên, hay ăn cay, chua, sử dụng nhiều rượu bia… đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của dạ dày. Nếu mắc phải các thói quen này, cháu nên từ bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe của dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.

Thức khuya, làm việc quá sức

Thường xuyên thức khuya hoặc làm việc quá sức sẽ kéo theo tình trạng sức khỏe suy kiệt, sức đề kháng giảm sút. Điều này khiến cho chức năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu, dẫn đến các căn bệnh về dạ dày.

Căng thẳng, stress

Khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng hay stress, chức năng tiết dịch của dạ dày cũng bị ảnh hưởng. Đây chính là nguyên nhân khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày bị tác động xấu và kéo theo bệnh đau dạ dày.

Lạm dụng Thu*c giảm đau

Các loại Thu*c giảm đau có thể làm kìm hãm quá trình sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây ra hiện tượng co bóp bất thường, gây đau.

Các dấu hiệu mà cháu mắc phải có thể là do rối loạn tiêu hóa, nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của đau dạ dày. Bệnh dạ dày ở thời kỳ đầu có thể được chữa trị nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng, quá trình điều trị sẽ rất mất thời gian và tốn kém, không những thế còn dẫn tới nhiều biến chứng xấu, thậm chí còn có thể gây ra ung thư dạ dày nữa đó. Vì vậy, cháu không nên chủ quan mà hãy tới các cơ sở ý tế để khám và điều trị.

Chúc cháu luôn khỏe mạnh.

Theo BS Mèo - Trí thức trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguyen-nhan-gay-dau-da-day-khong-chi-do-an-uong-1604.html)
Từ khóa: đau dạ dày

Chủ đề liên quan:

ăn uống dạ dày đau dạ dày

Tin cùng nội dung

  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY