Tình yêu và giới tính hôm nay

Tại sao việc theo đuổi hạnh phúc có thể có hại và thay vào đó bạn nên theo đuổi điều gì?

Hạnh phúc (Happiness) là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống. Trong đại dịch, nó có xu hướng là từ được tìm kiếm nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm Google. Nhưng đây là lý do tại sao việc theo đuổi hạnh phúc có thể có hại cho bạn.

Theo đuổi hạnh phúc có thể khiến chúng ta tự cho mình là trung tâm hơn. Việc tích cực theo đuổi hạnh phúc cũng có thể làm trầm trọng thêm khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân muốn tìm kiếm thú vui với tổn hại của người khác (chia tay tình bạn vì nó không vui), xã hội (lái xe nhanh khiến bạn hạnh phúc, nhưng nó gây nguy hiểm đến tính mạng con người) hoặc môi trường (giữ điều hòa không khí qua đêm).

Theo đuổi hạnh phúc có thể khiến chúng ta tự cho mình là trung tâm hơn.

Trớ trêu thay, sự tự cao tự đại đó, ngoài việc không phục vụ tốt người khác, còn khiến những người theo đuổi hạnh phúc trở nên cô đơn hơn. Tập trung vào việc làm cho bản thân hạnh phúc, chúng ta quên mất nguyên tắc cơ bản của hạnh phúc, đó là nhìn ra bên ngoài bản thân để tìm kiếm hạnh phúc thực sự.

Những người đạt điểm cao nhất trong bất kỳ bảng xếp hạng hạnh phúc nào cho biết có sự hỗ trợ xã hội tốt (ví dụ: hỗ trợ người khác khi cần và đổi lại được hỗ trợ), sống có ý nghĩa để họ đóng góp cho xã hội (nỗ lực phát triển các kỹ năng phục vụ tốt người khác ), trải nghiệm vô số cảm xúc tích cực thường được tạo ra khi ở cùng với những người khác (chúng ta mỉm cười trong một nhóm thường xuyên hơn 30 lần so với khi cô đơn).

Đây là tình huống trớ trêu của việc tập trung theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Tập trung vào bản thân và mong muốn được hạnh phúc hơn sẽ làm giảm cơ hội trải nghiệm hạnh phúc của chúng ta. Nó có thể khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta không hạnh phúc. Càng coi trọng hạnh phúc, chúng ta càng có nhiều khả năng thất vọng với tình huống hiện tại của mình.

Tệ hơn nữa, chúng ta càng tuyệt vọng về việc tìm kiếm hạnh phúc, thì chúng ta càng có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nó khiến chúng ta tự trách mình vì đã không hạnh phúc. Hàm ý rằng tất cả chúng ta nên hạnh phúc và điều đó dễ dàng đạt được sẽ khiến chúng ta cảm thấy có điều gì đó không ổn với những người không hạnh phúc, và tự gây thêm đau khổ.

Nỗi ám ảnh về hạnh phúc của chúng ta đã tạo ra một ngành công nghiệp gồm những người và tổ chức hứa hẹn những cách khắc phục nhanh chóng để khiến chúng ta hạnh phúc. Đây chỉ là một trong những lý do tại sao sự tập trung hạn hẹp vào hạnh phúc có thể gây tổn hại.

Ngoài hạnh phúc không tốt cho những người theo đuổi, thường không thích hợp để nói về hạnh phúc khi tiếp xúc với những người nghèo khổ cùng cực, trải qua bất công chính trị, sống qua các cuộc xung đột tàn khốc hoặc đối mặt với thiên tai.

Tập trung vào bản thân và mong muốn được hạnh phúc hơn sẽ làm giảm cơ hội trải nghiệm hạnh phúc của chúng ta.

Nói một cách đơn giản, hạnh phúc không phải là ưu tiên trong những tình huống này. Ủng hộ cho các sáng kiến ​​nhằm tăng cường hạnh phúc có khả năng khiến mọi người cảm thấy bị xa lánh và hiểu lầm. Trong những thời điểm đau thương, việc khuyên mọi người “hãy hạnh phúc” có thể trở thành giọng điệu đùa cợt hoặc thiếu lòng nhân ái.

Thay vào đó chúng ta cần làm gì?

Nếu chúng ta tập trung quá hạn hẹp vào việc theo đuổi hạnh phúc, chúng ta có nguy cơ quên mất sự hài lòng (Wellbeing), thứ còn sâu xa hơn chủ nghĩa khoái lạc đơn thuần. Nó bao gồm mối liên hệ với con người, mục đích sống, cảm giác hoàn thành và giá trị bản thân. Dưới đây là năm cách để cải thiện sự hài lòng:

- Đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bản thân và những người bạn chăm sóc.

- Phân bổ thời gian thường xuyên cho các hoạt động thú vị, chẳng hạn như đi bộ, chơi trò chơi hoặc xem hoặc nghe thứ gì đó bạn thích.

- Đầu tư xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực. Gặp gỡ bạn bè, giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình, nuôi dưỡng các mối quan hệ trong công việc.

- Luôn kết nối với những gì làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa. Ví dụ: ủng hộ một phong trào, theo một đức tin hoặc cam kết hoàn toàn với vai trò cá nhân hoặc nghề nghiệp.

- Làm cho mọi thứ tốt hơn cho cộng đồng bằng cách ủng hộ các dịch vụ tốt hơn, tình nguyện trong cộng đồng hoặc thách thức các hành vi không công bằng.

Hạnh phúc không phải là thứ để theo đuổi, cứ sống và cống hiến hết mình thì hạnh phúc sẽ tìm đến bạn.

Xem thêm:

Cách nấu cơm để cắt giảm gần 50% lượng calo giúp giảm cân

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/tai-sao-viec-theo-duoi-hanh-phuc-co-the-co-hai-va-thay-vao-do-ban-nen-theo-duoi-dieu-gi-33797/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY