Chấn thương chỉnh hình hàm mặt hôm nay

Đây là chuyên khoa đảm nhận các ca phẫu thuật, tạo hình vùng răng hàm mặt thông thường; cùng với việc điều trị gãy xương vùng hàm mặt, phẫu thuật chỉnh hình sửa chữa các biến dạng, chấn thương vùng hàm mặt do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và lao động thường nhật. Chuyên khoa này còn bao gồm tạo hình khớp thái dương hàm trong các trường hợp dính khớp, đồng thời nghiên cứu, kết hợp các kỹ thuật vi phẫu thuật và cấy ghép mới. Những tình trạng bệnh thường gặp của khoa Chấn thương chỉnh hình hàm mặt như: gãy xương vùng hàm mặt, dính khớp, lệch lạc xương mặt hàm; u lành tính/ác tính vùng hàm mặt, nang và u xương hàm, dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt; răng ngầm, hở môi - vòm miệng,...

Tái tạo khuôn mặt cho bé gái bị u xơ vùng hàm mặt

(MangYTe) - Ngày 13/8, 3 ê kíp gồm gây mê và phẫu thuật (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương) tiến hành phẫu thuật để tái tạo lại khuôn mặt cho bé gái 16 tuổi bị u xơ vùng hàm mặt. Khối u phát triển khiến khuôn mặt bé biến dạng, thường xuyên bị cơn đau hành hạ.

Bé gái tên Nguyễn Giang Ly đến từ Thái Nguyên. Tuy đã 16 tuổi nhưng trông Ly bé hơn các bạn cùng trang lứa. Ly cho biết: Em mắc bệnh từ năm học lớp 2. Từ đó đến nay, bệnh lớn dần lên. Mỗi khi cơn đau hành hạ, em không ăn, uống được. Những lúc đau quá gia đình lại đưa Ly xuống bệnh viện để điều trị tạm thời chờ đủ tuổi mới phẫu thuật.

GS.TS Trịnh Đình Hải, GĐ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cho biết: Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cách đây vài năm. Tuy nhiên, khối u lành, còn nhỏ, chưa gây biến dạng mặt như bây giờ. Mặt khác, đây là phẫu thuật lớn đòi hỏi bệnh nhân phải qua tuổi trưởng thành để khuôn mặt định hình, đủ sức khỏe nên bác sĩ điều trị cầm chừng chờ… bệnh nhân lớn.

Đây là ca vi phẫu thứ 500 được các bác sĩ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thực hiện. Bệnh nhân được bệnh viện đài thọ toàn bộ chi phí phẫu thuật.

-Việc làm chủ kỹ thuật đã giúp nhiều người bệnh mang danh “gương mặt quỷ” trở lại bình thường, đồng thời đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền y học nước nhà.

Thời gian gần đây, bệnh nhân đau nhiều cộng với việc sức khỏe đáp ứng được yêu cầu nên bác sĩ chỉ định mổ. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u và phần xương hàm dưới sau đó dùng kỹ thuật vi phẫu để lấy phần xương mác ghép cho bệnh nhân nhằm tái tạo lại khuôn mặt. Tuy nhiên, do phẫu thuật lớn nên 6 tháng sau, bệnh nhân trải qua một lần phẫu thuật nữa thì khuôn mặt mới hoàn chỉnh.

Cũng theo GS. TS Trịnh Đình Hải, đây là bệnh lành tính nên phần lớn bệnh nhân sau phẫu thuật không bị tái phát, khuôn mặt trở lại bình thường, chức năng cơ hàm, nói, ăn uống cũng hoàn thiện.

GS.TS Trịnh Đình Hải trao đổi với bác sĩ về phương pháp phẫu thuật

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/tai-tao-khuon-mat-cho-be-gai-bi-u-xo-vung-ham-mat-3751101.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY