Gs.ts lê ngọc thành, gđ bệnh viện e, khám cho bệnh nhân sau khi được can thiệp giải quyết tình trạng nhồi máu cơ tim - ảnh: l.anh
Theo bác sĩ phan thảo nguyên, trung tâm tim mạch bệnh viện e, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng mạch chậm, huyết áp giảm. trước đó bệnh nhân đã được chuyển vào một bệnh viện tư và được trung tâm tim mạch hỗ trợ can thiệp qua hội chẩn từ xa, sơ cứu ban đầu trước khi chuyển tuyến.
Tại trung tâm tim mạch bệnh viện e, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thất phải, bên phải tắc hoàn toàn, bên trái hẹp 80%.
Các bác sĩ đã can thiệp ngay và chiều nay 3-11 bệnh nhân đã ổn định.
Trao đổi với báo chí, bác sĩ nguyên cho biết bệnh nhân làm nghề tài xế xe đưa rước học sinh một trường tiểu học quốc tế ở hà nội.
Mặc dù chưa từng có biểu hiện bệnh trước đó nhưng thấy bất thường, tài xế đã dừng xe và được đưa đến trạm y tế gần đó, rồi được chuyển đến một bệnh viện tư sơ cứu trước khi đến Bệnh viện E.
Theo bác sĩ nguyên, cơn nhồi máu này rất nguy hiểm, nếu cố đi thêm thì tính mạng bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng, chưa kể mức độ an toàn của nhiều học sinh.
"may mắn là thời gian từ khi xuất hiện cơn nhồi máu đến khi bệnh nhân đến được bệnh viện và được can thiệp, chuyên môn gọi là "thời gian cửa bóng" rất nhanh chóng, chỉ khoảng 2 giờ. nếu thời gian này là dưới 6 giờ thì cơ tim hồi phục rất tốt, nếu thời gian can thiệp chậm, sau 12 giờ thì hồi phục sẽ kém" - bác sĩ nguyên nói.
Bác sĩ nguyên cũng cho biết bệnh nhân này có yếu tố nguy cơ là hút Thu*c lá trên 20 năm và có bệnh nền tăng huyết áp. ở những người hút Thu*c lâu năm, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2,5-3 lần so với bình thường, chưa kể bệnh lý mạch máu não, mạch máu chi...
Mỗi tuần trung tâm này có khoảng 15 bệnh nhân phải can thiệp do nhồi máu cơ tim, trong đó có đến 80-90% là nam giới và rất nhiều người trong số này hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
LAN ANH
Chủ đề liên quan:
bệnh viện e Chở học sinh cơ tim Đến trường đột quỵ học sinh học sinh đến trường nhồi máu nhồi máu cơ tim tài xế trung tâm tim mạch trường