12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tâm lý căng thẳng - nguyên nhân không thể ngờ khởi phát bệnh vẩy nến

Có những trường hợp sau sang chấn tâm lý, mất người thân, làm việc căng thẳng..., tự nhiên phát bệnh vảy nến. Bệnh không chữa khỏi được, bệnh nhân không nên tìm cách chữa bằng mọi giá, mà nên chung sống hòa bình với nó.

Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau.

Da của người bệnh vẩy nến

Cơ chế bệnh sinh của vảy nến đến nay vẫn chưa được sáng tỏ hoàn toàn, tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh có liên quan đến yếu tố gene (nhiễm gene bệnh, đột biến gene) và rối loạn miễn dịch trong cơ thể.

Điểm đặc biệt của bệnh vảy nến là sẽ khởi phát hoặc tăng nặng khi có các điều kiện tác động. Những yếu tố này bao gồm: vấn đề về tâm thần – thần kinh (do cú sốc tinh thần, căng thẳng, buồn bã quá mức,…), nhiễm trùng, sử dụng một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc chứa thành phần corticoid),…Trong các yếu tố trên, những người có vấn đề về tâm thần - thần kinh thường dễ phát bệnh hơn cả.

Thật vậy, đã có trường hợp nam thanh niên sau khi chia tay bạn gái, luôn sống trong tình trạng ủ rũ, chán nản và không lâu sau đó thì mắc bệnh vảy nến và bùng phát toàn cơ thể. Sau khi đi khám, các bác sĩ đã loại trừ yếu tố về nhiễm trùng qua các xét nghiệm và tiền sử sử dụng thuốc gần đây, và xác định yếu tố tâm thần – thần kinh chính là nguyên nhân làm “khởi động” gene bệnh.

Theo các nghiên cứu gần đây, những biến cố gây stress trong cuộc đời được gặp ở 26% bệnh nhân vảy nến, trong đó những biến cố phổ biến nhất gây stress trong cuộc đời là mất mát tiền bạc hay có vấn đề về tài chính chiếm 8%, cái chết của người thân trong gia đình chiếm 4%, vấn đề tình dục 4%, xung đột trong gia đình 2%, bệnh nay y hay chấn thương trầm trọng của cá nhân 2%, sự thay đổi điều kiện làm việc 2%, thất bại trong thi cử 2%, thành viên trong gia đình bị thất nghiệp 2%, thành viên trong gia đình mắc bệnh nặng 2%, kết hôn hay đính hôn 2%, và những việc khác 2%.

Mối quan hệ giữa bệnh vẩy nến và tình trạng căng thẳng

Stress là một trong những yếu tố khởi phát bệnh vẩy nến

Vẩy nến là một bệnh da mãn tính phát sinh trên một cơ địa di truyền hoặc bị đột biến gene, được khởi động bởi một số yếu tố, chấn thương tâm lý, chấn thương da, nhiễm khuẩn khu trú, sử dụng một số thuốc, chất kích thích, khí hậu,.... Trong đó, chấn thương tâm lý là yếu tố rất cần lưu tâm bởi nó vừa đóng vai trò chất xúc tác gây khởi phát bệnh và tăng nặng bệnh vừa là một trong những hậu quả mà căn bệnh phiền toái này gây ra ở người mắc.

Điều trị stress là một bước bắt buộc giúp khống chế bệnh, kéo dài thời gian ổn định và thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn stress - bệnh - stress.

Hướng kiểm soát stress cho bệnh nhân vẩy nến

Tình trạng căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh vẩy nến mà gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác, có nguy cơ đối mặt với nguy cơ mắc nhiều căn bệnh. Chính vì vậy, người bệnh nên áp dụng các biện pháp như sau:

Tập thiền

Thiền là cách làm khá hiểu quả để kiểm soát căng thẳng đối với bệnh nhân vẩy nến

Trước hết bạn cần hiểu thiền là gì? Đó có thể hiểu đơn giản là cách giải tỏa tâm lý, làm chậm suy nghĩ và giảm bớt sự lo lắng về một điều gì đó.

Cách này khá hiệu quả đối với bệnh nhân bị bệnh vẩy nến. Chỉ cần bỏ ra 15 phút ngồi thoải mái trên sàn, nhắm mắt và tập trung vào hơi thở của bạn. Áp dụng đều đặn hàng ngày bạn sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.

Tập thể dục

Không chỉ người bị mắc bệnh vẩy nến mà ngay cả người khỏe mạnh cũng nên duy trì việc tập thể dục hàng ngày. Các bài tập đơn giản sẽ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cũng khẳng định tập thể dục làm gia tăng sản xuất endorphin, giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường năng lượng. Nhờ đó mà cải thiện được giấc ngủ và giảm cảm giác lo lắng.

Theo các nhà khoa học Mỹ thì phụ nữ thường xuyên tập thể dục thì sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh vẩy nên hơn so với những người không tập. Đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga,… là những môn thể thao đơn giản, vừa sức mà các bác sĩ khuyên bạn nên tập thường xuyên để hỗ trợ cải thiện tâm trạng cũng như dấu hiệu của bệnh vẩy nến.

Tuyệt đối không tiếp xúc với chất gây nghiện

Nhiều người giải quyết căng thẳng bằng cách tìm đến các chất kích thích như rượu, ma túy nhưng thật chất chỉ làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Vậy nên tuyệt đối đừng nghĩ đến cách giảm stress bằng hướng này.

Nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài

Nếu không tự mình cân bằng được tâm trạng thì hãy nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Chẳng hạn như chia sẻ với người thân, chia sẻ với bác sĩ điều trị về những lo lắng của mình. Họ sẽ có những lời khuyên hữu ích để người bệnh vượt qua tình trạng hiện tại.

Ngoài những cách kiểm soát căng thẳng trên, bệnh nhân vẩy nến cũng cần chú ý đến 7 yếu tố: giữ sức khỏe tốt, nhất là có giấc ngủ đủ và chế độ dinh dưỡng phù hợp, hiểu rõ các yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm triệu trứng của các đợt bùng phát, trong đó cần chú ý đến biến chứng viêm khớp và trị sớm để điều trị biến dạng khớp, bỏ thuốc lá, tự chăm sóc da (tránh tắm nước quá nóng, tránh hóa chất, hương liệu, tránh làm bong tróc, tổn thương da), kiểm soát ngứa qua bác sĩ.

Bệnh vẩy nến có thể được cải thiện, thuyên giảm hoặc ngày càng trầm trọng, cũng có thể tồn tại từ năm này qua năm khác. Tất cả phụ thuộc rất nhiều vào cách kiềm chế cảm xúc căng thẳng mà người mắc bệnh vẩy nến đang áp dụng. Nếu đã xác định được có bệnh vảy nến do yếu tố tâm lý, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, giảm tải các yếu tố stress, để tránh bệnh bùng phát trở lại cũng như diễn biến nặng hơn.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tam-ly-cang-thang--nguyen-nhan-khong-the-ngo-khoi-phat-benh-vay-nen-29626/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY