12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tâm trạng xấu cũng làm tăng đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần làm 3 điều này

Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao. Hormone insulin di chuyển đường từ máu vào tế bào để được lưu trữ hoặc sử dụng làm năng lượng. Với bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng hiệu quả insulin mà nó tạo ra.

Đường huyết cao không được điều trị do bệnh tiểu đường có thể gây hại cho thần kinh, mắt, thận và các cơ quan khác. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường cần phải thực hiện các biện pháp để giữ cho đường huyết ổn định.

Để ổn định lượng đường trong máu, trước tiên bạn phải ổn định tâm trạng

Nếu bạn đang có tâm trạng không tốt, lượng đường trong máu cũng sẽ tăng vọt. Nếu mức insulin không đủ, lượng đường trong máu sẽ không thể giảm xuống thuận lợi, ngoài ra, gan sẽ tăng tốc độ chuyển hóa glycogen trong quá trình kích động cảm xúc, và lượng đường trong máu cũng sẽ tăng lên.

Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa gây ra lượng đường trong máu cao.

Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên duy trì tâm trạng tích cực và vui vẻ. Ngoài ra, khi giao tiếp không nên nói thô bạo mà hãy nhẹ nhàng, nhẫn nại, nói năng nhẹ nhàng sẽ giúp xoa dịu tâm trạng lo lắng. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp kém và không biết phải nói gì, bạn có thể chuyển sự chú ý sang câu cá, đi bộ, xem TV.

Thay đổi khẩu phần ăn vào 3 bữa trong ngày

Nhiều người không nắm được tỷ lệ cân đối 3 bữa trong ngày. Đường huyết dễ tăng cao, thường do bữa tối ăn quá no. Điều chỉnh tỷ lệ bữa sáng nhiều hơn một chút, bữa trưa và bữa tối ít hơn một chút.

Đối với người bình thường là bữa sáng 40%, bữa trưa 30%, bữa tối 30%. Người bị tiểu đường nên là 50%, 30%, 20%, tức là bữa sáng phong phú hơn.

Cố gắng chọn thực phẩm có chất xơ thô, protein cao, calo trung bình cho bữa sáng, chẳng hạn như gạo lứt, trứng, sữa, ngô và các loại thực phẩm khác, cũng như một số thịt lợn và thịt bò.

Vì tỷ lệ trao đổi chất và mức tiêu thụ trong buổi sáng tương đối nhanh, vì vậy bạn đừng lo lắng.

Đường huyết dễ tăng cao, thường do bữa tối ăn quá no, điều chỉnh tỷ lệ bữa sáng nhiều hơn một chút, bữa trưa và bữa tối ít hơn một chút.

Thay đổi thói quen ngồi, nằm lâu và vận động nhiều hơn

Muốn kiểm soát đường huyết không gì khác hơn là tăng cường tiêu hao đường huyết. Thay đổi thói quen ngồi, nằm lâu đã có lợi cho cơ thể nhưng điều này vẫn chưa đủ mà cần phải tăng tiêu thụ và thực hiện các bài tập thể dục.

Các bài tập rèn luyện sức bền và tập thể dục với tạ trong hơn 30 phút giúp lượng đường trong máu ổn định hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên vận động ngay sau khi uống thuốc hoặc vừa ăn xong để tránh xảy ra hiện tượng hạ đường huyết.

Tóm lại, có một việc mà người bệnh tiểu đường phải làm hàng ngày, đó là đo đường huyết và làm theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, giá trị đo chỉ giúp bạn nắm được mức đường huyết hiện tại, nếu thực sự muốn ổn định đường huyết thì bạn vẫn phải dùng thuốc và thay đổi lối sống.

Xem thêm: Các tư thế yoga đơn giản giúp giải phóng khí và giảm đầy hơi nhanh chóng

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tam-trang-xau-cung-lam-tang-duong-huyet-benh-nhan-tieu-duong-can-lam-3-dieu-nay-35398/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY