Tâm sự hôm nay

Tần số tim ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh tăng huyết áp?

(MangYTe) - Ở người bệnh tăng huyết áp, tần số tim (hay thường gọi là nhịp tim) cao hơn mức tiêu chuẩn làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, suy thận… Việc chưa nhận thức đầy đủ về ảnh hưởng của tần số tim, tự ý ngưng Thu*c, tăng giảm liều lượng Thu*c khiến người bệnh tăng huyết áp dễ xảy ra các biến cố nguy hiểm.

Trường hợp người bệnh hoàng văn d. (37 tuổi, ngụ tại tp.hcm). anh d. cấp cứu tại bệnh viện đại học y dược tp.hcm (bv đhyd tp.hcm) trong tình trạng khó thở nặng, đau ngực, tim đập nhanh tới 105 lần/phút. cách đây 2 tháng, anh d. được chẩn đoán tăng huyết áp.

Theo gia đình bệnh nhân, một tuần nay, anh thấy sức khỏe dần ổn định nên uống Thu*c không đều, có khi bỏ Thu*c 2 – 3 ngày liên tục. sau đó anh thấy tim đập nhanh, ngày càng mệt mỏi, khó thở. sau khi thực hiện đo điện tâm đồ, các bác sĩ đánh giá, việc ngưng sử dụng Thu*c khiến tần số tim của anh d. tăng cao quá mức­. nếu tình trạng này kéo dài, anh d. có nguy cơ dẫn đến tình trạng suy tim, nhồi máu cơ tim.

Gs ts bs. trương quang bình – giám đốc trung tâm tim mạch, phó giám đốc bv đhyd tp.hcm cho biết, tần số tim tức số lần tim đập, co bóp trên mỗi phút. tần số tim của một người khỏe mạnh rơi vào khoảng 60 - 100 nhịp/phút. trường hợp tim đập trên 100 lần/phút được gọi là tim đập nhanh và dưới 60 lần mỗi phút được gọi là tim đập chậm. khi tim đập quá nhanh, tim phải hoạt động nhiều trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc tim không còn hoạt động khoẻ mạnh như trước và dẫn đến tình trạng suy tim. nếu tim đập quá chậm với chỉ số dưới 30 - 40 lần/phút sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở các cơ quan. nếu thiếu máu não, người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, thậm chí có thể ngất đi.

GS TS BS. Trương Quang Bình khám cho người bệnh tim mạch

"người có tần số tim cao thì nguy cơ Tu vong do các biến cố về tim mạch sẽ cao hơn người có tần số tim bình thường. do đó, nếu người bệnh vừa tăng huyết áp, vừa có tần số tim cao thì tỉ lệ xảy ra những biến cố tim mạch và Tu vong càng cao gấp nhiều lần. người bệnh tăng huyết áp nên duy trì huyết áp ở mức dưới 130/80 mmhg, tần số tim ở khoảng 60 – 70 lần/phút." - gs ts bs. trương quang bình cho biết.

Phương pháp kiểm soát tần số tim ở người bệnh tăng huyết áp

Theo gs ts bs. trương quang bình, tần số tim bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. trong đó tình trạng huyết áp cao, lo lắng, căng thẳng, ít vận động, thể lực kém, thiếu máu, thể trạng nhợt nhạt, người có thai, có bệnh tuyến giáp – cường giáp… đều có thể gây tăng tần số tim.

Đối với người bệnh tăng huyết áp có tần số tim cao, bác sĩ cần xem xét toàn bộ các yếu tố nói trên và kiểm soát ngay. nếu sau khi đã kiểm soát được các yếu tố này mà nhịp tim vẫn còn nhanh, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng Thu*c điều trị phù hợp nhằm giảm tần số nhịp tim, giảm huyết áp cho người bệnh về mức mục tiêu mong muốn.

Tuy nhiên, Thu*c chỉ có tác dụng trong vòng 1 – 2 ngày. việc ngưng Thu*c đột ngột hoặc tự ý giảm liều lượng có thể khiến tần số nhịp tim sẽ tăng trở lại, thậm chí có thể gặp phản ứng dội làm tăng tần số tim cao hơn rất nhiều. chính vì vậy, khi người bệnh tăng huyết áp có chỉ định sử dụng Thu*c giảm tần số nhịp tim hoặc các Thu*c điều trị ổn định tần số tim, việc ngưng hoặc giảm liều phải từ từ và được quyết định bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch. người bệnh không được tự ý ngưng hoặc giảm liều Thu*c đột ngột. điều này có thể làm tăng huyết áp và tăng tần số nhịp tim cùng lúc, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý cho người bệnh tăng huyết áp trong mùa dịch COVID-19

Ths bs. nguyễn đình sơn ngọc - khoa nội tim mạch bv đhyd tp.hcm cho biết, trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, người mắc các bệnh lý về tim mạch nói chung và tăng huyết áp nói riêng là một trong những đối tượng có nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm covid-19.

Một nghiên cứu trên người nhiễm covid-19 cho thấy, tỉ lệ Tu vong ở người có bệnh nền tim mạch cao gấp 5 lần so với người bình thường. do vậy, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch của bộ y tế, người bệnh cần kiểm tra lại ngay cơ số Thu*c mà mình hiện có. nếu còn ít thì cần gọi điện thoại cho bác sĩ điều trị hoặc phòng khám chuyên khoa mà mình đang được theo dõi để bổ sung kịp thời, uống Thu*c đầy đủ theo chỉ định. cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp… trong trường hợp có chỉ định tái khám, phải đeo khẩu trang và thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cơ sở y tế.

Lưu ý cho người bệnh tăng huyết áp trong mùa dịch covid-19

Nếu có các triệu chứng khó thở, nặng ngực, mệt mỏi ngày càng tăng dần hoặc huyết áp, tần số tim không ổn định, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được hướng dẫn xử trí phù hợp. nếu bị các triệu chứng nặng như khó thở, đau ngực nhiều, tím tái, lú lẫn… thì cần gọi ngay đơn vị cấp cứu để được chuyển đến bệnh viện gần nhất.

Về chế độ sinh hoạt, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. nên vận động vừa sức, đảm bảo hạn chế tiếp xúc theo các quy định phòng chống dịch và có chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất. bên cạnh đó người bệnh nên ngủ đủ giấc, không căng thẳng quá mức và không lạm dụng bia rượu, các chất kích thích.

PHA LÊ

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/tan-so-tim-anh-huong-nhu-the-nao-den-nguoi-benh-tang-huyet-ap-20210616202546455.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY