Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Tăng cường các hình thức sinh hoạt tôn giáo, thuyết pháp trực tuyến

Công văn số 218/TGCP-VP của Ban Tôn giáo Chính phủ vừa gửi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới đề cập cần tăng cường các hình thức sinh hoạt tôn giáo, giảng lễ, thuyết pháp trực tuyến qua internet, tránh tập trung đông người.

Thêm 7 chuyến bay có hành khách nhiễm Covid-19

Theo đó, công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh, để tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo tập trung thực hiện tốt 4 nội dung: 

1. Lãnh đạo Giáo hội hướng dẫn các tổ chức tôn giáo và các cơ sở thờ tự không tổ chức các hoạt động tập trung đông người; dừng tổ chức các đại hội, hội nghị, lễ hội tôn giáo thường niên theo Hiến chương, Điều lệ, như: Lễ Phục sinh trong Công giáo và Tin lành, lễ Phật đản trong Phật giáo, tết Chôl Chnăm Thmây trong đồng bào Khmer, đại hội nhiệm kỳ của các Hội thánh Cao Đài, hội nghị thường niên của Hội đồng tinh thần tôn giáo Baha’i và Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa…

2. Cùng với đó, không cử người tham gia các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; không đón tiếp các chức sắc đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch cho đến khi dịch bệnh được ngăn chặn, đẩy lùi; có cách thức sinh hoạt tôn giáo phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh ở địa phương và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế; tăng cường các hình thức sinh hoạt tôn giáo, giảng lễ, thuyết pháp trực tuyến qua internet, tránh tập trung đông người.

3. Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị lãnh đạo các tổ chức tôn giáo trên cả nước tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của chức sắc, chức việc và tín đồ, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Đối với các cơ sở thờ tự có nguy cơ lây nhiễm COVID-19, kịp thời báo cáo chính quyền, tạm dừng hoạt động và tiến hành khử khuẩn cơ sở thờ tự, không để dịch bệnh lây lan trong tín đồ và cộng đồng dân cư; thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người, nơi thờ tự và vận động chức sắc, chức việc, tín đồ người Việt Nam ở nước ngoài không về Việt Nam trong thời gian có dịch; trường hợp thật cần thiết phải nhập cảnh Việt Nam, phải nghiêm túc chấp hành việc khai báo y tế, cách ly theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

Ngoài ra, phải chủ động thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo của Bộ Y tế bằng mọi hình thức và vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo là kiều bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trở về Việt Nam trong thời điểm này phải khai báo y tế chi tiết, đầy đủ về địa điểm, lộ trình di chuyển…; nêu cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 được hiệu quả; kịp thời phát hiện và thông báo cho chính quyền, cơ quan y tế về các trường hợp có nguy cơ lây bệnh, không giấu giếm để thực hiện các biện pháp khoanh vùng nhanh và cách ly các địa bàn có dịch.

4. “Lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo vận động và chỉ đạo các tổ chức tôn giáo trực thuộc phát huy vai trò các cơ sở khám chữa bệnh của các tổ chức tôn giáo, như: các phòng y tế, phòng Thu*c Nam, Tuệ Tĩnh đường… phối hợp với chính quyền và cơ sở y tế ở địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; vận động và huy động các nguồn lực của tổ chức tôn giáo ủng hộ kinh phí và các nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, khẩu trang; tham gia hỗ trợ cộng đồng và nhân dân trong các vùng dịch và khu vực cách ly tập trung” – nội dung công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ nhấn mạnh.

Dừng tổ chức lễ Phật đản để tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19

Lâm Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/tang-cuong-cac-hinh-thuc-sinh-hoat-ton-giao-thuyet-phap-truc-tuyen-d40765.html)

Tin cùng nội dung

  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Các chuyên gia ở Đại học North Carolinal Chapel Hill , Mỹ (NCH) vừa kết thúc nghiên cứu chuyên sâu ở nhóm người cao tuổi và phát hiện thấy, việc đi lễ nhà thờ, viếng thăm chùa chiền, nhất là hát các ca khúc tôn giáo có tác dụng tích cực trong việc thư giãn, làm giảm stress ở nhóm người cao niên.
  • Cuộc sống tinh thần ở người cao tuổi (NCT) có tính chất nền tảng, quyết định điều khiến nhịp độ lão hóa. Ngược lại, mục đích cơ bản của việc làm chậm sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ là nhằm kéo dài thời gian lao động có ích và ước vọng sống lâu, khỏe mạnh.
  • Giảm trí nhớ là điều thường thấy ở nhóm người trung cao tuổi. Tuy nhiên, người ta có thể can thiệp để làm chậm quá trình này thông qua một số khuyến cáo đơn giản, dễ thực hiện dưới đây do trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa giới thiệu.
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
  • Mangyte -Chất lượng xét nghiệm gắn liền với chất lượng chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh, phòng bệnh qua đó gắn liền với chất lượng dịch vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân
  • Vì muốn trở thành “người hùng” trong phòng the mà nhiều quý ông từ Tây sang Ta đã sẵn sàng dùng bất cứ biện pháp gì để đạt được mong muốn.
  • Theo các chuyên gia, tình trạng phải ngồi làm việc cả ngày rất có hại cho sức khỏe của bạn.
  • Các nhà khoa học cho biết gần đây, tỉ lệ vô sinh nam giới chiếm tới 40% tổng các ca vô sinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY