Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tăng cường giám sát ca bệnh mắc hội chứng viêm da dày sừng

Chỉ trong 5 ngày, tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã ghi nhận 5 trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi tăng cường phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân; đồng thời chủ động phối hợp với các đơn vị để đẩy mạnh giám sát, khám, chẩn đoán và phát hiện sớm các trường hợp mắc hội chứng này để điều trị kịp thời.

Theo đó, để chủ động phòng, chống bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Trung tâm y tế huyện, trạm Y tế xã tại vùng mắc bệnh và vùng có nguy cơ cao phối hợp với các đơn vị để chủ động giám sát dịch tễ, phát hiện sớm bệnh. Đồng thời tăng cường công tác khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh.

Bên cạnh đó, Sở Y tế Quảng Ngãi cần phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiên hướng dẫn người dân thu hoạch, bảo quản và sử dụng thóc, gạo, bảo đảm chất lượng, phòng tránh nhiễm vi nấm mốc; tuyên truyền người dân ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao thể trạng; đẩy mạnh vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở, thôn xóm, sử dụng nước sạch trong ăn uống, sinh hoạt.

Cục Y tế dự phòng cũng yêu cầu viện Pasteur Nha Trang kiểm tra, giám sát để phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai hiệu quả các hoạt động giám sát dịch tễ, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng ho người dân và hướng dẫn người dân thu hoạch, bảo quản lương thực, phòng tránh nhiễm vi nấm mốc.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi từ ngày 9-13/12, tại huyện Ba Tơ đã ghi nhận 5 trường hợp mắc bàn tay, bàn chân, hiện tất cả các bệnh nhân đang được theo dõi, chăm sóc và điều trị tại các cơ sở y tế.

Trước đó, bàn tay, bàn chân đã được các cơ quan chuyên môn Bộ Y tế xác định nguyên nhân là do nhiễm độc tố vi nấm bởi ăn gạo mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Để phòng, chống mắc bệnh, biện pháp chính là sử dụng thóc, gạo không bị nấm mốc kết hợp với tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh môi trường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/tang-cuong-giam-sat-ca-benh-mac-hoi-chung-viem-da-day-sung-20171216213704152.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY