Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, tạo được những chuyển biến rõ rệt, tích cực trên toàn diện các lĩnh vực.
Thể chế quản lý an toàn thực phẩm tiếp tục hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là chính quyền cơ sở, của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm được nâng cao.
Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn còn khó khăn, thách thức do sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn nhiều.
Thói quen lạm dụng, sử dụng Thu*c bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp không đúng quy trình, không rõ nguồn gốc còn khá phổ biến.
Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ với nhiều nguy cơ không bảo đảm an toàn còn khó khăn.
Thực phẩm lậu, thực phẩm giả, thực phẩm không an toàn vẫn còn nhiều. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm pháp luật, đặc biệt trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường công tác hậu kiểm, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các qui định về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lơ là, thiếu trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm;
b) Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm; biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm an toàn thực phẩm bị xử lý theo quy định;
d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp bảo đảm an toàn thực phẩm của Chính phủ với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;
Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm. Ảnh minh họa |
a) Chủ trì, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập;
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh, quảng cáo thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
c) Đẩy mạnh việc kiểm tra công tác quản lý an toàn thực phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định.
a) Chỉ đạo các địa phương thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, sản xuất kinh doanh thực phẩm theo chuỗi, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn;
b) Tăng cường quản lý Thu*c bảo vệ thực vật, Thu*c thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ.
b) Tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc;
c) Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể của các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.
6. Bộ Công an tăng cường chỉ đạo điều tra, xử lý hình sự đối với các vụ việc, tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm theo đúng quy định pháp luật.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
8. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, các cơ quan báo chí: Tăng cường thông tin, tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm; chú trọng truyền thông để chuyển đổi hành vi, tập quán lạc hậu không bảo đảm an toàn thực phẩm, hướng vào đối tượng sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.
a) Chỉ đạo phát triển các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; thúc đẩy việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, các mô hình sản xuất thực phẩm theo chuỗi, hệ thống phân phối thực phẩm an toàn;
b) Tăng cường quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm;
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm an toàn thực phẩm, chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ;
đ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân các đô thị lớn chỉ đạo làm thí điểm việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thực phẩm tiêu dùng trong nước cũng như thực phẩm xuất khẩu.
10. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, chính quyền các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động và giám sát công tác quản lý an toàn thực phẩm.
Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chỉ thị gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chủ đề liên quan:
an toàn an toàn thực phẩm Chỉ thị 17/CT TTg Nhà nước quản lý quản lý nhà nước tăng cường thực phẩm thực phẩm bẩn thuốc bảo vệ thực vật toàn thực trách nhiệm