Chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát cục bộ thường ảnh hưởng đến các khu vực như bàn tay, bàn chân, và/hoặc nách. mặc dù chứng này không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng người mắc phải thường mất tự tin. do khi tăng tiết mồ hôi vùng nách thì bị mảng ướt trên áo vùng nách. việc tiết mồ hôi bàn tay quá nhiều khiến có thể gặp phải hạn chế khi chơi nhạc cụ, chơi thể thao, cầm bút... người lớn thì ngại bắt tay. nếu bị đổ mồ hôi bàn chân nhiều có thể dẫn tới hôi chân, viêm da hoặc cản trở trong việc đi một số loại giày.
Ra mồ hôi nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn không có một phương pháp cố định nào dành cho tất cả mọi người trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi. Việc điều trị phụ thuộc vào từng cá nhân, lứa tuổi, địa lý, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhìn chung có một số Thuốc được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng này:
Muối nhôm: muối nhôm được thoa trực tiếp lên vùng da tiếp mồ hôi, nó sẽ bít các ống tuyến lại và giảm tiết mồ hôi. muối nhôm có thể có trong nhiều sản phẩm chống mồ hôi trên thị trường. thoa ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi ngủ tối để cho da được khô. nếu con bạn dễ bị kích ứng da thì có thể thoa cách ngày.
Thuốc kháng cholinergic: Những Thuốc này có thể ức chế tín hiệu thần kinh tới tuyến mồ hôi. Thuốc này có thể thoa phủ lên da, nó có dạng cream, lotion, miếng đắp hoặc uống. Khi dùng các Thuốc này phải uống đủ nước và tránh nắng, nóng. Nếu dùng dạng thoa nách thì nhớ rửa tay ngay sau thoa và không đụng chạm vào mắt. Thuốc được dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, vì thế bạn nên đưa con đi khám để được tư vấn trước khi dùng.
Độc tố botulinum: Độc tố này sẽ ức chế tín hiệu thần kinh tới tuyến mồ hôi. Bác sĩ sẽ tiêm Thuốc này trực tiếp vào vùng da bị ảnh hưởng 6 - 12 tháng/lần.
Điện chuyển ion: liệu pháp ion này thường được áp dụng cho trường hợp đổ mồ hôi tay và chân nhiều. khi điều trị, tay và/hoặc bàn chân được đặt trong các khay nhựa nông có nước và kết nối với máy ion. dòng điện cường độ thấp được truyền qua tay hoặc bàn chân.
Ngoài ra còn có các liệu pháp khác như: phẫu thuật, công nghệ vi sóng... Tuy nhiên ở trẻ em không phải phương pháp nào cũng được cho phép. Vì thế trước khi lựa chọn biện pháp điều trị, bạn cần thảo luận các yếu tố nguy cơ và lợi ích với bác sĩ.