12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Táo bón không phải chuyện nhỏ

(SKGĐ) Không chỉ là vấn đề của hệ tiêu hóa, táo bón còn gây ra nhiều nguy hiểm ở hệ thần kinh, hệ tuần hoàn.

Thần kinh, ung thư vì “táo”

Chị Trần Thu Hương, 40 tuổi, là nhân viên công sở nên suốt ngày ngồi máy tính. Do đó, chị thường xuyên bị chứng táo bón hỏi thăm. Mỗi lần đại tiện, chị rất khổ sở, không chỉ bị ra máu mà còn rất đau và lòi dom. Chị đã cắt trĩ một lần nhưng vẫn không hết. Chị đành chấp nhận sống chung với bệnh. Một hôm, chị thấy đau bụng dữ dội nên phải viện. Kết quả kiểm tra cho thấy đoạn trực tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các mảng hoại tử.

Người bệnh không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc chữa táo bón nào kéo dài quá 8-10 ngày bởi dùng lâu có thể gây biến chứng cho đường ruột, có hại cho gan, thận.

BS CKII Vũ Đức Chung, Trưởng Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 cho hay: Táo bón để lại rất nhiều biến chứng nếu người bệnh không chịu điều trị. Không ít trường hợp táo bón lâu ngày khiến phân nằm trong trực tràng là một nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh như cáu kỉnh, dễ tức giận, mệt mỏi, dễ tức bụng, bồn chồn... Vì táo bón lâu nên vi khuẩn và độc tố thấm ngược vào trong máu khiến nhiễm khuẩn, ức chế thần kinh trung ương. Nếu phân đọng lại trong trực tràng làm cản trở tuần hoàn sinh ra trĩ nội, trĩ ngoại. Trong trường hợp phân quá rắn gây tắc ruột thì bệnh nhân có thể phải mổ. Hơn nữa khi phân bị nêm chặt có thể đè lên bàng quan làm bí tiểu tiện và lâu ngày đưa tới suy thận.

Không những thế táo bón còn có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng như: bệnh của đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, phình giãn đại tràng… Bởi vậy khi thấy táo bón thường xuyên nên đi khám để phát hiện sớm bệnh.

Gia tăng ở người trẻ và giới văn phòng

Cách giảm "táo"

- Nên ăn 25-30g chất xơ mỗi ngày, tương đương 250-300g rau quả tươi.

- Uống đủ 1,5-2l nước/ngày.

- Tập đi đại tiện đúng giờ để tạo phản xạ cho nhu động ruột nhằm đại tiện đều.

Táo bón là tình trạng dễ gặp ở mọi đối tượng nhưng vốn được xem chủ yếu là bệnh của người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bác sĩ Chung nhấn mạnh rằng: “Gần đây, bệnh gia tăng nhanh chóng trong giới thanh niên, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở”. Giải thích về điều này, bác sĩ Chung cho rằng vấn đề tâm lý, áp lực công việc lại ngồi nhiều và ít vận động, ăn uống thường thiếu khoa học đã khiến dân công sở mắc táo bón.

Bác sĩ Chung cũng cho hay rất nhiều người còn chưa rõ thế nào là táo bón. Nhiều người vẫn nghĩ phân rắn mới là táo bón nhưng thực tế chỉ cần dấu hiệu ít đi cầu đã chứng tỏ bạn bị táo bón. Chính vì hiểu lầm này và vì luôn xem táo bón là chuyện nhỏ nên không đến viện, dẫn tới biến chứng nguy hiểm như ở trên.

Theo chuyên đề

Sức khỏe gia đình (NXB Y học)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tao-bon-khong-phai-chuyen-nho-15783/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY