Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tạo đường hầm trong bụng cứu bệnh nhân thích ngậm tăm đi ngủ

(MangYTe)- Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sử dụng một kỹ thuật chưa từng có trong y văn để đưa cây tăm bỏ quên trong bụng bệnh nhân ra ngoài.

Bệnh viện (BV) Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận và xử lý thành công một trường hợp nuốt phải tăm nhưng không phát hiện ra. Cây tăm nằm trong bụng bệnh nhân 2 tuần và di chuyển nhiều nơi,  đâm xuyên ruột rồi qua thành bụng.

Bệnh nhân là NVL, nam, 49 tuổi, ngụ Quốc Oai, Hà Nội. Ông L. thường có thói quen ngậm tăm trong miệng, nhiều khi đi ngủ cũng ngậm tăm.

Một lần, ông L. vô tình nuốt chiếc tăm khi đang ngậm như thói quen. Nghĩ sẽ không sao nên ông không đến BV. Tuy nhiên sau 2 tuần ông thấy đau vùng hố chậu phải.


Hình ảnh nội soi của cây tăm nằm xuyên trong thành bụng qua ruột. ẢNnh: BVCC

Đi khám tại BV Đại học Y Hà Nội, các BS phát hiện ông L. có một ổ áp xe vùng hố chậu phải. Đáng chú ý, một đầu tăm nằm trong thành bụng, một đầu nằm trong ruột non.

Bằng các phương tiện siêu âm và chụp cắt lớp, các BS nhận định chiếc tăm đã xuyên qua thành ruột non, một đầu găm vào thành bụng và một đầu vẫn nằm trong lòng ruột. Đầu ngoài chiếc tăm gây viêm ở thành bụng tạo thành ổ áp xe.

Các BS xác định việc điều trị cho bệnh nhân cần ưu tiên lấy bỏ dị vật với các phương án có thể như: Phẫu thuật vào trong ổ bụng, nội soi qua ống tiêu hoá và can thiệp tối thiểu dưới hướng dẫn của hình ảnh. Qua hội chẩn, cuối cùng phương án được lựa chọn là lấy chiếc tăm qua hướng dẫn của siêu âm.

Đây là một kỹ thuật chưa từng có trong y văn. Theo đó, các BS đã dùng siêu âm để định vị tạo một đường hầm đi trong thành bụng, qua các dụng cụ nong rộng đủ để ống kính camera đi vào tiếp cận và rút chiếc tăm ra an toàn.

Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Cương, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, đây là kỹ thuật chưa từng có trong “sách vở”. Cái khó nhất là phải tạo được đường hầm vào đúng đầu chiếc tăm nhưng không làm thay đổi vị trí của nó trong ổ bụng hay trong lòng ruột, nếu không sẽ làm rộng tổn thương và nguy cơ nhiễm trùng thành bụng cũng như viêm phúc mạc.

Các BS cũng khuyến cáo, thói quen ngậm tăm sau ăn của nhiều người có thể tiềm ẩn nguy hiểm nếu vô tình nuốt tăm vào ống tiêu hoá. Do chất liệu tăm tre không thể bị phân huỷ bởi men tiêu hoá nên khi di chuyển trong suốt chiều dài lòng ruột dễ gây biến chứng khó lường. Biến chứng nặng nhất có thể gây thủng ống tiêu hoá và viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng về sau.

Cụ ông 75 tuổi thủng ruột vì nuốt tăm lúc nào không biết

(PLO)- Đến bệnh viện chụp cắt lớp ổ bụng cụ ông mới biết mình đã nuốt cây tăm dài 5 cm gây thủng ruột non.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/suc-khoe/tao-duong-ham-trong-bung-cuu-benh-nhan-thich-ngam-tam-di-ngu-920717.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY