Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tạo tâm lý tốt cho trẻ sau kỳ nghỉ hè

Vậy là kỳ nghỉ hè đã kết thúc và một năm học mới lại bắt đầu. Các em học sinh trở lại trường học sau những ngày nghỉ dài.

Tình trạng ngại hay lười học, thậm chí không có hứng thú đi học trở lại sau (dài từ 1 - 3 tháng) không phải là hiếm. Khi đó cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ có tâm lý tốt khi đi học trở lại?

Như chúng ta đã biết, các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ tạo thành thói quen. Trong một năm học, ngày nào trẻ cũng đến lớp đều và học tập sẽ hình thành cho trẻ một thói quen đi học nên việc học hành trở thành hiển nhiên. Sau 1 - 3 tháng nghỉ hè, được nghỉ được chơi tự do, thói quen học hành mất dần đi và lại hình thành ở trẻ một thói quen khác. Đó là thói quen với việc nghỉ ngơi, không phải ngồi vào bàn học, không phải đeo cặp, không phải dạy đúng giờ để đi học... Chính vì thế có một số trẻ chán, không thích đi học. Việc trẻ “lười” đi học sau là chuyện bình thường và xuất hiện ở nhiều trẻ.

Sau các dài ngày, trẻ thường uể oải, mệt mỏi do giờ giấc sinh hoạt thay đổi. Có trẻ tỏ ra lười học chỉ muốn chơi dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 4 tuổi sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải đi học trở lại và quay về với nhịp sinh hoạt thường ngày. Biểu hiện thường gặp của các bé là tỏ ra chống đối hay ăn vạ.

Cha mẹ cần khéo léo khuyến khích tạo hứng thú cho trẻ khi đi học trở lại.

Trong trường hợp này, cha mẹ và thầy cô cần khéo léo bình tĩnh. Việc đầu tiên chúng ta không nên quy kết ngay trẻ lười học mà trách mắng trẻ mà nên từng bước giúp trẻ thích nghi với điều kiện, hoàn cảnh học tập sau kỳ nghỉ hè. Cha mẹ sẽ gặp khó khăn lúc đầu giống như lần đầu tiên trẻ đi học, tuy nhiên thời gian khó khăn này sẽ qua đi nhanh vì trẻ đã hình thành được nếp đi học trước đây. Bên cạnh đó, phụ huynh nên tạo ra niềm vui cho trẻ, động viên trẻ khi đi học. Để giúp trẻ có tâm lý thoải mái đi học sau kỳ nghỉ hè cha mẹ thử áp dụng các biện pháp sau:

Điều chỉnh dần dần giờ giấc sinh hoạt của trẻ: Cách tốt nhất là vào khoảng 3-4 ngày trước khi trẻ đi học hay trở về nhịp sinh hoạt cũ, chúng ta hãy điều chỉnh thời gian của con cho gần về với thời gian biểu cũ, mỗi ngày chỉ cần điều chỉnh 10-15 phút là được. Buổi tối trước ngày nghỉ cuối cùng hãy cùng con đặt đồng hồ báo thức và giao hẹn thời gian thức cùng với con. Để cho trẻ khỏi bất ngờ trước việc thời gian biểu bị thay đổi liên tục, hãy luôn chuẩn bị tinh thần trước cho trẻ, giao hẹn khoảng thời gian mà nhịp sinh học bị thay đổi.

Kể một số câu chuyện trước khi đi ngủ: Thời gian tâm sự trước khi đi ngủ rất quan trọng đối với cha mẹ và trẻ, đó là thời điểm cha mẹ và con trẻ cùng nhìn lại một ngày đã qua. Đó cũng là thời gian nói lên tâm tư nguyện vọng của con với cha mẹ, cha mẹ nói về dự định ngày hôm sau với con và nhiều chuyện quan trọng khác.

Chúng ta hãy tận dụng khoảng thời gian chuẩn bị đi ngủ là lúc nhắc nhở trẻ về việc ngày nghỉ sắp hết, trẻ cần chuẩn bị đến trường, gặp lại thầy cô, bạn bè và quay lại nếp sinh hoạt cũ. Hãy cùng trẻ ôn lại những hoạt động ở trường, tên cô giáo và các bạn hoặc những kỉ niệm đáng nhớ của trẻ khi đi học... Hãy cho thấy sự háo hức của chúng ta khi nghe trẻ kể và cho trẻ biết rằng việc được đi học lại sẽ vui như thế nào và cùng trẻ thử đoán xem khi đi học thì trẻ sẽ được học bài gì hoặc điều gì thú vị đang chờ đón trẻ.

Buổi sáng ngày đầu tiên đi học lại: Cho trẻ dậy sớm hơn bình thường để trẻ có đủ thời gian để chuẩn bị tâm lý. Hãy gọi trẻ dậy và chào đón ngày mới cùng trẻ với tâm trạng tích cực, vui vẻ. Nếu trẻ là người nhạy cảm, cha mẹ hãy hứa với trẻ hôm nay sẽ đến đón trẻ đúng giờ

Trên đường đi học hãy cùng trẻ ôn lại những lời chúc và nói chuyện vui vẻ về dự định của trẻ khi gặp lại cô và các bạn. Khi đến lớp hãy vui vẻ chào tạm biệt trẻ.

Gợi nhớ về những người bạn của con: Khi kết thúc kỳ nghỉ hè, các bà mẹ nên trò chuyện với con về những người bạn ở trường. Bằng cách đó, con trẻ sẽ muốn trở lại trường học để được chơi cùng các bạn sau kỳ nghỉ dài không gặp mặt. Dần dần, con trẻ sẽ thích nghi với lịch học và hứng thú học tập.

Bàn về những chủ đề và môn học mà con yêu thích: Cha mẹ có thể hỏi xem trẻ có đặc biệt thích môn học nào không. Nếu câu trả lời là có, chúng ta hãy tận dụng cơ hội này. Con trẻ sẽ muốn trở lại trường học sau khi nghe bạn bàn về những chủ đề đó.

Tán dương thành tích học tập của con: Đây cũng là một mẹo hay. Con trẻ sẽ cảm thấy có động lực hơn nên việc chúng ta nhắc lại và khen ngợi những thành tích con đạt được ở trường học sẽ khiến chúng muốn đi học sau kỳ nghỉ. Những lời khen đúng lúc sẽ có tác dụng tức thì, chúng ta sẽ thấy con trẻ học hành chăm chỉ hơn.

ThS Tâm lý Nguyễn Như Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tao-tam-ly-tot-cho-tre-sau-ky-nghi-he-n161970.html)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Ngày hè, trẻ em có thể chơi các trò chơi nguy hiểm, như: bắn súng cao su, trượt cầu thang, đánh nhau bằng que, đấu kiếm, nhảy ngựa, lộn dây thun, chơi khăng, trượt patin, phá tổ ong, rút ghế khi bạn khác đứng dậy... Người lớn cần chú ý, theo dõi và nhắc nhở các em.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY