Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tập huấn về “An toàn truyền máu”

Máu và các chế phẩm từ máu được sử dụng ngày càng nhiều trong công tác chữa bệnh. Việc chỉ định đúng, sử dụng hợp lý máu và các chế phẩm máu là vô cùng quan trọng vì sai sót có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, là một trong những khâu tối quan trọng và được quan tâm đặc biệt. Hiện nay, thuật ngữ “an toàn truyền máu” phải được hiểu theo nghĩa rộng là an toàn cho người cho máu, an toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu và an toàn cho người nhận máu. Trong an toàn truyền máu, việc sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu có tầm quan trọng rất lớn để góp phần chủ động ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh của người nhận máu từ máu đã được truyền.

An toàn truyền máu là khâu tối quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tổ chức tập huấn thường quy về an toàn truyền máu, được các chuyên gia đến từ Tổ chức REI trực tiếp chia sẻ và hướng dẫn. Qua đó, các nhân viên y tế được tham khảo cập nhật và áp dụng thực tiễn một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.

An toàn truyền máu là một quy trình khép kín gồm nhiều giai đoạn từ khi tuyển chọn người hiến máu, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm sàng lọc, thu thập máu, sản xuất các chế phẩm máu, lưu trữ, phân phối máu... đến chỉ định truyền máu và thực hành truyền máu trên lâm sàng. Trong đó, giai đoạn sàng lọc để phát hiện các mầm bệnh nguy hiểm tiềm ẩn có trong máu truyền là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa việc người nhận máu mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

Công tác truyền máu là toàn bộ các hoạt động để đưa máu, chế phẩm máu vào người bệnh với mục đích chữa bệnh, thực chất là đưa thành phần sống của cơ thể này vào cơ thể khác.An toàn truyền máu là người nhận máu đạt được hiệu quả điều trị mà không bị ảnh hưởng xấu do truyền máu mang lại, người cho máu và những người khác (gồm cả nhân viên y tế) không bị ảnh hưởng sức khỏe. Như vậy, có thể nói truyền máu chỉ đạt hiệu quả khi truyền máu an toàn.

Qua buổi tập huấn, đội ngũ nhân viên y tế không những được cập nhật, chia sẻ các kiến thức chuyên môn mà còn được trang bị các kỹ năng cần thiết giúp nâng cao công tác phục vụ, chăm sóc người bệnh và bảo vệ chính mình.

Cũng tại buổi tập huấn, các chuyên gia cũng lưu ý, bên cạnh việc cập nhật kiến thức về an toàn truyền máu cần phối hợp tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng hiểu về lợi ích cũng như tác hại của việc truyền máu, khuyến khích và hưởng ứng các chương trình hiến máu nhân đạo, góp phần cứu sống người bệnh và phòng tránh được các tai biến do truyền máu gây ra.

Hồng Nguyên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tap-huan-ve-an-toan-truyen-mau-n151334.html)

Tin cùng nội dung

  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Nhiều cặp vợ chồng đã giải tỏa được nỗi lo lắng và giải đáp được những thắc mắc trước khi em bé ra đời khi tìm đến những lớp tập huấn trước sinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY