12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tập thể dục không đủ để giảm bớt tác hại của ngồi nhiều

Tập thể dục thường xuyên SẼ KHÔNG bù đắp những rủi ro do việc ngồi quá nhiều, các nhà khoa học khuyến cáo về tác hại của việc ngồi nhiều. Theo đó, 1 giờ hoạt động/ngày là không đủ để ngăn chặn bệnh tim, tiểu đường và ung thư.

Theo Dailymail đưa tin, ngồi trong thời gian dài, thậm chí nếu bạn có thể chất khỏe mạnh vẫn làm cho bạn có nguy cơ tử vong sớm. Bất kể bạn có tập thể dục thường xuyên hay không, thời gian ít vận động làm tăng khả năng mắc bệnh tim, tiểu đường và ung thư... các nhà khoa học đã kết luận.

Một kết luận mới đây rút ra được những kết luận của 47 nghiên cứu trước đây, đã phát hiện ra rằng, mỗi ngày tập tập thể dục 1 giờ là không đủ để bù đắp những tác động tiêu cực của việc ngồi nhiều trong vòng 23 giờ còn lại.

Hơn một nửa thời gian thức của một người bình thường được dành cho việc ngồi xem tivi, ngồi làm việc với máy tính, hoặc trên đường đi đến nơi làm việc.

Tác giả nghiên cứu, TS. David Alter thuộc Viện Phục hồi Chức năng Toronto (Canada) cho biết: "Chỉ tăng cường hoạt động thể chất là không đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh do ngồi nhiều".

Tác giả chính của nghiên cứu, TS. Avi Biswas, nói thêm: "Những phát hiện này cho thấy nguy cơ sức khỏe của việc ngồi quá nhiều. Chúng ta cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về cách hoạt động thể chất bao nhiêu là cần thiết để bù đắp những rủi ro sức khỏe liên quan với thời gian ít vận động lâu dài và tối ưu hóa sức khỏe của chúng ta”.

Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để giúp xác định những biện pháp can thiệp, ngoài tập thể dục, có hiệu quả chống lại các nguy cơ sức khỏe của việc ngồi nhiều.

“Hãy ngồi ít đi, vận động và tập thể dục thường để cải thiện sứ khỏe và và sự sống còn của mình”, Tiến sĩ Alter cho biết.

Theo Tiến sĩ Alter, mục tiêu là trong 12 giờ thì phải vận động ít nhất 2-3 giờ. Bước đầu tiên là để theo dõi thời gian ngồi - một khi chúng ta bắt đầu đếm, chúng ta có nhiều khả năng để thay đổi hành vi. Tiếp theo là thiết lập mục tiêu và tìm kiếm cơ hội để kết hợp hoạt động thể chất nhiều hơn - và ít thời gian ngồi - vào cuộc sống hàng ngày của bạn.

Ví dụ, tại nơi làm việc, đứng lên hay di chuyển từ1-3 phút mỗi nửa giờ, và khi xem truyền hình, đứng hoặc tập thể dục trong thời gian quảng cáo… cũng là những giải pháp hiệu quả.

Ảnh minh họa

Theo ý kiến của bác sĩ ngoại khoa, ngồi nhiều sẽ đau lưng, eo, cổ vai gáy. Mặc dù ban đầu khi bắt đầu ngồi, bạn sẽ giữ được dáng ngồi ngay ngắn đúng cách, có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe. Nhưng khi ngồi quá lâu, bạn sẽ bị "thoát tư thế". Tức là sẽ xiêu vẹo lúc nào không hay.

Khi cơ bắp bị tác động sai cách, sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi, đau hết vùng eo và thắt lưng, biến dạng, tạo ra các bệnh về cột sống, đau mỏi lưng, không thoải mái vùng cổ vai gáy.

Theo ý kiến của bác sĩ nội khoa, những người ngồi nhiều sẽ dễ mắc các bệnh "nội thương" (đau ở bên trong). Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngồi nhiều ít vận động chính là một nguy cơ nguy hiểm.

Không kể là bạn có tập luyện đều đặn hay không, càng ngồi nhiều, thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư, tử vong sớm ngày càng tăng cao.

Trong thực tế, cho dù các bác sĩ có khuyến cáo hay không, mỗi người đều nhận ra rằng, ngồi nhiều chính là yêu tố gây hại lớn cho sức khỏe.

Dưới đây là 8 nguy cơ lớn nhất nếu bạn ngồi nhiều

1. Tích tụ nhiều mỡ ở vùng bụng

Nguy cơ lớn nhất của việc ngồi nhiều ít vận động là vùng bụng sẽ tích tụ lại rất nhiều mỡ, ảnh hưởng rõ rệt nhất đến vóc dáng của bạn.

Nếu cả ngày hầu như chỉ ngồi trên ghế, vùng bụng không vận động, trong thời gian dài thì mỡ sẽ dày lên và bạn gần như mất hẳn vóc dáng vốn có của mình.

Sau một thời gian, không chỉ có hiện tượng béo bụng, mà vùng lưng và vai cũng dày lên, bạn sẽ dần dần trở thành một "tấm phản" nặng nề, vòng bụng như quấn thêm một chiếc phao bơi.

2. Bệnh tim hình thành

Nếu bạn ngồi thường xuyên, cơ thể trong trạng thái tĩnh nhiều hơn động, lượng mỡ hấp thụ vào hàng ngày sẽ ít được tiêu hao, hoặc được đốt cháy với tốc độ chậm. Khi ngồi lâu, hệ tuần hoàn máu trong toàn cơ thể vận động chậm lại, máu dễ bị tắc lại do mỡ phủ kín trong huyết quản, đặc biệt là những nơi gần tim.

Nhiều nghiên cứu liên quan cho thấy, khi cơ thể ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và cholesterol. Những người ít vận động có xác suất mắc bệnh cao hơn hai lần so với những người bình thường.

3. Lưu thông máu kém hơn ở phần chi dưới

Ngồi nhiều sẽ khiến cho máu trong các huyết mạch lưu thông chậm lại, làm cho máu di chuyển xuống vùng chân chậm hơn, cuối ngày sẽ có cảm giác chân phù nề, thậm chí một số người còn có hiện tượng giãn nở tĩnh mạch, máu vón cục, hình thành những cục máu đông ở phần chi dưới. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh huyết khối.

4. Đầu óc mụ mẫm, hay quên

Tập thể dục có thể thúc đẩy tuần hoàn máu thông qua các cơ bắp, do đó máu sẽ chảy về não đầy đủ hơn, từ đó não bộ sẽ thúc đẩy sự ra đời của nhiều loại hormone mà cơ thể cần, chẳng hạn như não tăng cường và cải thiện tâm trạng của một số hóa chất. Nếu ngồi quá nhiều sẽ làm cho mạch máu hoạt động kém hiệu quả, máu lên não ít hơn.

Trong lâu dài, nếu bạn không khắc phục tình trạng này có thể xảy ra các bệnh như chứng huyết khối não.

5. Cứng cột sống

Càng ngồi lâu, khi cột sống giữ trong trạng thái bất động quá lâu như vậy sẽ trở nên cứng lại, rất dễ bị tổn thương.

Sau một thời gian ngồi nhiều, nếu bạn hoạt động mạnh mẽ bất ngờ, cột sống có thể mất đi tính đàn hồi, không thể điều tiết dẫn đến tổn thương nặng hơn, tạo ra các bệnh về cột sống và xương khớp, sau một thời gian dài sẽ biến dạng đốt sống, ảnh hưởng sức khỏe.

6. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Những người thường xuyên ngồi nhiều có nguy cơ thoát vị đĩa đệm với tỉ lệ rất cao. Khi ngồi nhiều, cơ thể có xu hướng đổ về phía trước, dồn lực lên vùng bụng, vùng xương thắt lưng phải tăng lực hơn để gánh đỡ trọng lượng cơ thể, lâu dài sẽ sinh ra thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

7. Suy nhược thần kinh, gây ra các vấn đề về tâm lý

Dân làm việc văn phòng, học sinh, sinh viên thường ngồi nhiều cả ban ngày lẫn ban đêm. Thậm chí trong đêm khuya. Điều này làm cho thân kinh thường xuyên bị căng thẳng kéo dài, vỏ não sẽ bị kích thích cao độ.

Nếu kéo dài thời gian như vậy, rất dễ gây ra suy nhược thần kinh, dẫn đến đau đầu, mờ mắt, yếu thần kinh, trí nhớ suy giảm, khả năng phán đoán thiếu nhạy bén.

Ngoài ra, những người thường xuyên ngồi nhiều cũng sẽ hạn chế một phần thời gian giao lưu xã hội. Sau một thời gian dài, khả năng thích ứng tự nhiên bị giảm, thậm chí có thể bị rơi vào trầm cảm hoặc có tính cách, sống tách biệt và ít cởi mở hơn.

8. Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Người ngồi nhiều, thiếu vận động, chức năng vận hành của dạ dày và ruột sẽ suy yếu, giảm bài tiết dịch ẩm trong dạ dày và hệ tiêu hóa, việc hấp thụ thức ăn sẽ bị tích tụ trong đường ruột dài hơn, từ đó rơi vào cảm giác chán ăn, khó tiêu, đầy hơi, táo bón và các triệu chứng khác. Đây cũng là nguyên nhân dễ gây loét dạ dày.

Khi ngồi nhiều, đường ruột hoạt động chậm lại, vi khuẩn độc hại trong phân sẽ lưu lại ở đường ruột lâu hơn, chúng tấn công mạnh hơn trong quá trình di chuyển và làm kích thích niêm mạc đường ruột và dạ dày.

Khi đường ruột không có thời gian trống để máu lưu thông thuận lợi, lâu dần sẽ làm giảm chức năng miễn dịch, từ đó càng dễ gây ung thư ruột kết.

La Giang

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tap-the-duc-khong-du-de-giam-bot-tac-hai-cua-ngoi-nhieu-16785/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY