Tình yêu và giới tính hôm nay

Tất tần tật những điều cần biết khi đi lễ chùa đầu năm

Cùng tìm hiểu những kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm để tránh không phạm phải những điều cấm, điều không may để có một năm mới an lành, may mắn và luôn hạnh phúc.

Đầu năm mới, mọi người thường hay đến chùa để cầu xin bình an, sức khỏe, tiền tài… cho bản thân và gia đình mình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết những kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn kiến thức này nhé.

Nguyên tắc ra vào chùa

- Bạn nên bước vào từ cửa bên khi bước vào nhà chính của chùa, không bước vào cửa chính giữa, đồng thời chân bạn không được dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn sẽ phạm tội bất kính.

- Khi ở trong chùa, bạn nn dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trong chùa trụ trì cũng như tăng ni trong chùa. Tương tự, khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

Ảnh minh họa

- Khi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa vì như vậy có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Chỉ nên cắm 1 nén hương vào bát hương, nếu bát hương đã có hương rồi thì không cần cắm tiếp, không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, đồ lễ, gốc cây...

- Trong chùa bạn không nên tùy tiện quay phim, chụp ảnh.

- Trong khi lễ, không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì. Bạn chỉ nên đứng lễ hoặc quỳ chếch sang bên một chút.

- Tuyệt đối không được tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng.

- Không nên đi giày dép, hút thuốc, nhai trầu khi vào Phật đường và Tam Bảo. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, bao gồm có giới hương, định hương và chân hương, Tam bảo đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây hỗn tạp, ồn ào.

- Không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước Tam bảo, thái độ phải cung kính nghiêm trang. Bạn có thể đứng ngoài quan sát nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật.

- Trong Phật đường, không được chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm. Không tùy tiện khạc nhổ, hắt hơi sổ mũi… quanh khu vực Tam bảo, Phật điện.

- Dù ít hay nhiều, nếu bạn sử dụng đồ của chùa như: ăn uống, thụ lộc thì nên lưu công đức.

- Không được để trẻ em chạy loạn Tam bảo, hay nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng Phật…

- Không được nói những lời bất kính với Phật, Thánh, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.

- Khi bước đi không nên cắt ngang mặt những người đang quỳ lạy, muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.

Sắm sửa lễ vật

- Không sắm, đặt lễ mặn (như thịt gà, giò…) ở khu vực Phật điện, đến dâng hương tại chính diện chỉ được sắm các lễ chay, tịnh: hương, hoa tươi, quả chín, chè, xôi, oản phẩm…

Không nên đặt lễ mặn, tiền vàng ở khu vực Phật điện

- Lễ Phật bạn nên sử dụng hoa tươi như: hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tyệt đối không được dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

- Quả chín dâng lên ban thờ tốt nhất là các loại quả như: bưởi, chuối, hồng, đu đủ, thanh long, nho, táo, hồng xiêm…

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật, Bồ Tát tại chùa, bạn chỉ được đặt lễ này ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật bạn cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Trang phục khi vào chùa

- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Nếu bạn đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Tốt nhất bạn không nên mang theo những đồ tùy thân khi vào Tam bảo.

Trang phục vào chùa cần kín đáo, giản dị, sạch sẽ

- Lễ chùa cần mặc quần áo dài, giản dị, kín cổ, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở hang…

Công đức

- Bạn chỉ cần đặt tiền vào hòm công đức, không cần lấy giấy chứng nhận, nếu có lấy cũng không nên mang về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công mà nên hóa vàng giấy này.

- Tiền thật đều nên đặt vào hòm công đức chính, không nên đi "rải" tiền trên tất cả ban thờ hoặc đặt vào tay tượng.

Lộc chùa

- Không nên mang các đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, không lấy cành lộc, hoặc bánh kẹo, bao diêm, bật lửa mang về đặt lên ban thờ.

- Bạn không nên mang về nhà bùa, phù chú... càng không nên đặt lên ban thờ tổ tiên hay nhét vào ví.

Với những gì chúng tôi chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ không phạm phải những kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm, chúc các bạn năm mới nhiều may mắn.

Nguyên Vũ

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/song-tam-ly/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-khi-di-le-chua-dau-nam-24952/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY