Sức khỏe hôm nay

Tất tần tật về bệnh viêm phế quản ở trẻ mà các mẹ cần biết

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em thành thị, thường tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Viêm phế quản nếu không được phát hiện kịp thời sẽ biến chứng thành các dạng viêm phổi gây tử vong cao.

Nhận biết được nguyên nhân và triệu chứng của viêm phế quản sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh ở trẻ và điều trị kịp thời.

1. Tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ

- Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm phải Virus, vi khuẩn (dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn) như phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)… Đặc biệt, sau khi trẻ mắc các chứng bệnh viêm hệ tai mũi họng như ho, sổ mũi, cảm lạnh, hay viêm xoang, những vi khuẩn gây viêm phổi lại càng tích cực hoạt động.

- Do thay đổi thời tiết, khi thời tiết thay đổi đợt ngột cơ thể trẻ chua kịp thích nghi thì đã bị nhiễm trùng đường hô hấp.

- Dị ứng khói thuốc lá, bụi bẩn, khói xăng xe, phấn hoa, lông (chó, mèo), thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc.

Hút thuốc lá trước mặt trẻ là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm phế quản.

- Ngoài ra, trẻ tắm quá lâu, nước quá lạnh, ngồi điều hòa hay đứng trước máy lạnh sai cách cũng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phế quản.

2. Viêm phế quản ở trẻ em biểu hiện thế nào?

- Những dấu hiệu đầu tiên mà các mẹ nên để ý là trẻ nhác hoặc bỏ bú, khóc vì khó thở, chán ăn, nôn ói, thậm chí là đau ngực…

- Ho nhiều và thở mệt kèm theo đó là tình trạng sốt kéo dài trong vài ngày. Sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, đau rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh.

Ho là một triệu chứng phổ biến của viêm phế quản.

- Cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sang kèm theo thở khò khè hoặc khó thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh nặng hơn, trẻ sẽ có dấu hiệu thở hổn hển từng nhịp, bú rất kém, tinh thần sa sút, không muốn chơi đùa.

- Trường hợp nặng thì trẻ sẽ bị tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở. Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn.

3. Cách điều trị cho trẻ

- Cho bé uống 8-10 cốc nước mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết.

Ngoài nước lọc, mẹ cũng có thể bổ sung nước cho con bằng các loại nước trái cây. (Ảnh minh họa)

- Nếu trẻ có dấu hiệu bỏ bữa thì các mẹ cũng không nên ép, nên bổ sung nước hoặc những thức ăn dạng lỏng để bé dễ tiêu và hấp thụ dưỡng chất hơn.

- Ngay khi nhận ra các dấu hiệu của trẻ bị viêm phế quản, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng bằng cách hạn chế cho trẻ uống nước lạnh, thay vào đó là nước ấm, thật nhiều nước ấm bởi điều này sẽ tránh cho trẻ bị tắc sung huyết, đồng thời giúp làm sạch đờm nhớt ở phế quản giúp trẻ đỡ đau rát và cũng dễ thở hơn. Lúc này, nếu trẻ ho thì cũng đừng quá lo lắng vì điều này sẽ đẩy đờm ra bên ngoài, làm sạch khoang họng.

- Các mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi làm từ vải cotton mềm mại.

- Luôn luôn giữ gìn môi trường xung quan trẻ thật sạch sẽ, tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc xung quanh, đeo khẩu trang và che đậy kín kẽ khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời trở lạnh và có sương.

- Dùng máy duy trì độ ẩm: điều này càng đặc biệt cần thiết trong mùa khô hanh, vì duy trì độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.

Ảnh minh họa

- Dùng nước muối loãng để giảm cảm giác nghẹt mũi, khó chịu cho bé. Bạn có thể mua sẵn dung dịch này tại các hiệu thuốc hay tự pha, đơn giản chỉ cần nhỏ từ 1-2 giọt vào trong mũi sẽ giúp bé dễ chịu ngay.

- Nên dành thời gian cho bé nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi hơn.

- Nguy hiểm hơn, nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, thở gấp, da xanh hoặc bỏ ăn, nôn mửa thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/tat-tan-tat-ve-benh-viem-phe-quan-o-tre-ma-cac-me-can-biet-23387/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY