12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tê, ngứa bàn chân: Không chỉ là triệu chứng của đa xơ cứng, mà có thể là dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm

Đừng cho rằng đa xơ cứng luôn là nguyên nhân gây tê hoặc ngứa ran ở bàn chân. Mặc dù bệnh đa xơ cứng là nguyên nhân phổ biến, các bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây ra tê và ngứa bàn chân.

Theo Hiệp hội Đa xơ cứng Hoa kỳ, tê mặt, cơ thể hoặc tứ chi (tay và chân) là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đa xơ cứng (MS) và có thể xảy ra rất sớm trong quá trình mắc bệnh.

Tê, ngứa bàn chân là triệu chứng của đa xơ cứng, và một số bệnh lý nguy hiểm khác - (Ảnh: Freepik).

Nhưng chân bị tê hoặc ngứa ran có thể do một số bệnh lý khác ngoài đa xơ cứng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây tê hoặc ngứa ran bàn chân.

Đa xơ cứng

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh đa xơ cứng, rất có thể đó là nguyên nhân khiến chân bạn cảm thấy tê.

Theo Nancy Nealon, MD, một nhà thần kinh học tại Weill Cornell Medicine, thành phố New York, nếu tê chân hoặc ngứa ran của bạn là do MS, cảm giác này sẽ thường lan lên chân của bạn trong vài ngày đến vài tuần như một phần của đợt tái phát. Nealon cho biết, để giúp xác định liệu các triệu chứng ở chân của bạn có phải do MS gây ra hay không, bạn cần đến kiểm tra bác sĩ.

Bệnh tiểu đường

Theo Mayo Clinic, hơn một nửa số người mắc bệnh tiểu đường phát triển một số dạng bệnh thần kinh hoặc mất chức năng thần kinh. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên, có thể gây tê, yếu và đau, điển hình là ở bàn tay và bàn chân.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Sự thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng nhất định có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng có thể góp phần không nhỏ vào việc gây tê chân nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm 2017 trên tạp chí Molecular and Cellular Endocrinology, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, những người bị bệnh thần kinh ngoại biên có xu hướng có lượng folate và vitamin B12 trong máu thấp hơn so với những người không bị bệnh thần kinh.

Các vấn đề về tuyến giáp

Khi mắc các vấn đề về tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp, có thể gây ra hoặc góp phần vào bệnh thần kinh ngoại biên, gây ra tê chân. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường cũng bị suy giáp, và hai tình trạng này có thể kết hợp với nhau để làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng ở chân.

Sử dụng rượu

Các nhà nghiên cứu cho biết, rượu là một nguyên nhân rõ ràng gây ra bệnh thần kinh ngoại biên, nhưng phải uống nhiều thì đây mới là một yếu tố có thể gây ra các triệu chứng ở chân. Tùy thuộc vào kích thước, uống nhiều hơn 2-4 ly mỗi ngày có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh thần kinh.

Rượu là một nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên - (Ảnh: Freepik).

Các vấn đề về tủy sống

Một số vấn đề liên quan đến tủy sống có thể khiến chân bị tê. Rõ ràng nhất trong số này là đa xơ cứng, có thể gây ra các tổn thương trên tủy sống, nhưng bạn cũng cần lưu ý các nguyên nhân tiềm ẩn khác.

Dây thần kinh bị chèn ép

Khi dây thần kinh chày sau, đảm nhận cung cấp cảm giác cho lòng bàn chân, bị chèn, nó được gọi là hội chứng ống cổ chân. Nguyên nhân có thể bao gồm sưng do bong gân mắt cá chân; các bệnh như tiểu đường và viêm khớp có thể gây sưng và chèn ép dây thần kinh trong khu vực; hoặc giãn tĩnh mạch, u nang, sưng gân, hoặc gai xương.

Hội chứng ống cổ chân có thể gây ra cảm giác tê, ngứa ran và bỏng rát cũng như đau như kim châm.

Các vấn đề về giày

Đôi khi chỉ cần đi giày quá chật cũng có thể gây ra hoặc góp phần đáng kể vào việc tê chân của bạn.

Đột quỵ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ, đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể, có thể là triệu chứng của đột quỵ. Nó có thể đi kèm với các triệu chứng đột quỵ khác, bao gồm đột ngột nhầm lẫn hoặc khó nói, đột ngột khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt, đột ngột khó đi lại hoặc đau đầu dữ dội đột ngột.

Tê chân có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ hiểm khác nhau, nếu bạn không chắc nguyên nhân gây tê chân của mình, điều tốt nhất nên làm là đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/te-ngua-ban-chan-khong-chi-la-trieu-chung-cua-da-xo-cung-ma-co-the-la-dau-hieu-nhieu-benh-nguy-hiem-30763/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY