12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tê tay khi ngủ dậy - triệu chứng của các bệnh nguy hiểm

Tê tay vào buổi sáng mới ngủ dậy tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng lại là những hiểm họa khôn lường. Nhiều người không biết bị tê tay khi ngủ hoặc tê chân là bệnh gì và thường tự ý sử dụng thuốc. Tình trạng thường không được cải thiện và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.

Tê tay là cảm giác tê nhức, rối loạn cảm giác ở bàn tay, các ngón tay, các khớp ngón tay căng cứng, tê bì khó của động bình thường, khó cầm nắm được đồ vật. Tê tay vào buổi sáng, khi thức giấc thường xảy ra khi dây thần kinh trong khu vực này bị tổn thương, hoặc bị chèn ép, hoặc khi lượng máu cung cấp cho khu vực này không đủ. Tê tay khi ngủ có nhiều nguyên nhân:

Do ngủ sai tư thế:

Ngủ nằm nghiêng một bên: Đây là thói quen chủ yếu gây ra tình trạng tê tay sau khi ngủ dậy. Khi nằm nghiêng, cơ thể dễ nằm đè lên cánh tay, nếu cánh tay bị đè ép trong thời gian dài khiến cho máu không lưu thông được sẽ làm cho cả cánh tay, bàn tay và cánh tay đều bị tê bì, rối loạn cảm giác như có kiến bò ở tay, cấu véo cũng không có cảm giác.

Ngủ gác tay lên trán: Một số người có thói quen ngủ gác tay lên trán để che mắt cho dễ ngủ. Ở tư thế này vị trí tay cao hơn tim, máu kho lưu thông đến bàn tay và các ngón tay, khi ngủ dậy khiến bạn có cảm giác tê bì tay khó chịu.

Ngủ gục xuống bàn: Đây là thói quen ngủ thường gặp ở dân văn phòng, vào thời gian nghỉ trưa, bạn thường có thói quen khoanh hai tay lại để tạo thành chiếc gối đầu. Nếu giữu cố định thư thế này trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến bàn tay. Đó là lý do khiến bạn có cảm giác tê bì tay sau khi ngủ.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống. Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với người làm việc văn phòng. Ban đầu, người bệnh cảm thấy hiện tượng tê nhức tay chân nhẹ sau khi ngủ dậy, có thể tự khỏi sau một vài ngày và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hằng ngày. Nhưng giai đoạn càng về sau, các gai xương của đốt sống cổ thoái hóa chèn ép dây thần kinh và động mạch đốt sống cổ gây nên hiện tượng tê nhức chân tay kéo dài, ảnh hưởng đến cử động chân tay và những sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, tê nhức chân tay do thoái hóa khớp thường biểu hiện đa dạng và khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào đốt sống bị thoái hóa và dây thần kinh chèn ép. Thoái hóa đốt sống cổ thường gây đau và tê lan dọc cánh tay, cẳng tay, bàn tay, ngón tay dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép gây tê nhức, tê buốt khó cử động và kèm theo hiện tượng tê, đau mỏi sau vai gáy, đau mỏi lưng, đau mỏi gối.

Bệnh tim

Đầu ngón tay sưng tê, đặc biệt là thường xuyên xảy ra sau khi ngủ dậy là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim, thận.

Nếu bạn thấy ngoài hiện tượng tê tay sau khi ngủ dậy, tay còn có cảm giác sưng đau khớp, phù nề mặt và chân thì nguy cơ mắc bệnh tim còn lớn hơn. Đó là do tim hoạt động không thực sự hiệu quả dẫn đến việc đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể không đều, bạn có thể gặp phải tê tay và cả tê chân.

Ngoài ra, nếu còn xuất hiện triệu chứng da mặt, da dầu ngón tay bị cứng có thể là bệnh xơ cứng bì.

Hội chứng ống cổ tay

Các dấu hiệu điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út. Cơn đau có thể đau lan đến cổ tay, lòng bàn tay và cẳng tay, nhất là về đêm hoặc sau khi ngủ dậy. Người bệnh khi bị tê hoặc đau tay sẽ trở nên vụng về, nhất là trong các động tác cầm nắm.

Nguyên nhân của bệnh là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay. Dây thần kinh giữa là một dây nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ và ngón giữa, và gan bàn tay ở phía dưới hai ngón tay đó. Đồng thời, dây thần kinh giữa còn chỉ huy co cơ của các ngón tay.

Tại cổ tay, dây thần kinh giữa đi trong một đường ống, gọi là ống cổ tay (carpal tunnel). Ống cổ tay là khoảng không gian giữa các xương của cổ tay ở dưới và ở hai bên, có một tấm gân rộng gọi là cân ngang của cổ tay phủ lên trên như một cái mái. Khoảng không gian trong ống cổ tay khá chật hẹp, khi nó chít hẹp lại, thì dây thần kinh giữa bị chẹt trong đó, gây ra hội chứng ống cổ tay.

Phong Vũ

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/te-tay-khi-ngu-day--trieu-chung-cua-cac-benh-nguy-hiem-27482/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY