Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Teen nên cẩn trọng với chứng đau tinh hoàn

Huy 14 tuổi ở Long An, bỗng dưng thấy đau ở tinh hoàn, tự mua Thu*c uống. 5 ngày sau bệnh vẫn không khỏi, thiếu niên đến bệnh viện khám, được bác sĩ xác định một viên bi đã hoại tử vì chứng xoắn tinh hoàn.

Xoắn cuống treo tinh hoàn dễ gây hoại tử tinh hoàn do thiếu máu.

Thạc sĩ - bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) cho biết, bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu cuối tuần qua trong tình trạng đau dữ dội. Thăm Bác sĩ xác định tinh hoàn bên trái của bệnh nhân đã bị hoại tử.

"Nguyên nhân do cuống tinh hoàn bị xoắn khiến máu không thể đến được để nuôi. Phần hoại tử buộc phải cắt bỏ. May mắn là bệnh nhân vẫn còn một bên để sản sinh tinh trùng", bác sĩ Dũng nói.

Bố bệnh nhân cho biết, con trai ông đang khỏe mạnh thì bỗng dưng đau ở bìu. "Chúng tôi cho là cháu bị viêm nhiễm do không giữ gìn vệ sinh tốt nên chỉ mua kháng sinh ở nhà Thu*c uống mà không đi khám. Đến ngày thứ 5 thì cháu đau dữ dội nên mới đến bệnh viện".

Theo bác sĩ Dũng, đây không phải là ca bệnh cá biệt. Mỗi năm, khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân tiếp nhận hàng chục trường hợp tương tự. Hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn do không nghĩ đến chứng xoắn tinh hoàn.

Hơn một tháng trước, cậu học sinh lớp 11 nhà ở Bình Phước nhập viện trong tình trạng đau tinh hoàn cũng phải cắt bỏ "kho tinh binh". Cậu bị xoắn tinh hoàn nhưng lại nghĩ quai bị nên chỉ đến thầy lang điều trị.

Bệnh nhân cho biết, "túi bi" đau kéo dài, sau đó hai bên mang tai nhức và sưng to. "Em chịu đựng gần hai ngày mới dám báo cho bố mẹ. Nghi bệnh quai bị nên em đến thầy lang ở gần nhà chữa trị, nhưng càng chữa chỗ ấy càng đau nhiều hơn", thiếu niên này nói.

Trước đó không lâu, cũng tại Bệnh viện Bình Dân, một học sinh lớp 10 ở Tây Ninh mắc chứng xoắn tinh hoàn đã phải cắt bỏ một bên "bi" do nhập viện quá muộn. "Một bên tinh hoàn của em đã hoại tử do thiếu máu nuôi phải cắt bỏ", bác sĩ Dũng nói.

Theo bác sĩ Dũng, tinh hoàn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và người trưởng thành, thấy nhiều hơn ở tuổi dậy thì (khoảng 65% ở độ tuổi 12-18). Bệnh do tinh hoàn tự xoay quanh trục treo (thừng tinh) làm tắc nghẽn một phần hay toàn bộ mạch máu đến nuôi tinh hoàn. Biểu hiện ban đầu của bệnh là bất ngờ đau tinh hoàn, thường xảy ra một bên, sau đó sưng. Nhiều bệnh nhân còn kèm theo chứng khó chịu, buồn nôn.

Hiện y học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân của bệnh xoắn tinh hoàn. Một trong những yếu tố dẫn đến bệnh là sự chuyển đổi nột tiết tố trong cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì. Chưa có bằng chứng cho thấy vận động quá mức như chạy nhảy là nguyên nhân khiến xoắn tinh hoàn.

Theo bác sĩ Dũng, nguy hiểm nhất là việc phát hiện và điều trị muộn. "Thời gian chữa trị thành công là sau 6 giờ phát bệnh. Sau nửa ngày, khả năng chữa lành chỉ còn 75%, sau một ngày tỷ lệ thành công chỉ còn 20% và chậm hơn nữa thì thường phải tháo bỏ tinh hoàn", bác sĩ Dũng cho biết.

Từ những đặc điểm của bệnh, các bác sĩ chuyên khoa Nam học khuyên phụ huynh và nam giới trong độ tuổi dậy thì phải đặc biệt chú ý. Khi có dấu hiệu đau tinh hoàn thì phải đến bệnh viện khám ngay.

Trung Hào

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/teen-nen-can-trong-voi-chung-dau-tinh-hoan-2393965.html)
Từ khóa: xoắn tinh hoàn

Chủ đề liên quan:

đau tinh hoàn tinh hoàn xoắn tinh hoàn

Tin cùng nội dung

  • Ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống cũng như sức khỏe nam giới. Đặc biệt, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Con tôi nay 3 tháng tuổi, phát triển chiều cao và cân nặng bình thường. Nhưng từ lúc sinh ra, bé bị ẩn cả 2 tinh hoàn.
  • Một phát hiện bất ngờ và thú vị về công dụng mới của que thử thai, vốn lâu nay vẫn được cho là chỉ hữu ích cho phụ nữ: giúp phát hiện ung thư tinh hoàn ở nam giới.
  • Khối u tinh hoàn là bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, vì có tới 90% trường hợp là ung thư.
  • Cháu năm nay 14 tuổi, bị đau tinh hoàn bên phải 4 ngày rồi, thường vào buổi tối. Xin hỏi đó là bệnh gì? (Thiên).
  • Biết tin chồng bị ung thư tinh hoàn, người vợ trẻ của anh Thiện đã ngất xỉu. Còn bản thân anh Thiện cũng hoang mang tột độ khi vợ chồng anh đang chuẩn bị chiến dịch đẻ đứa thứ 2.
  • Để tránh được những sự đau đớn kinh hoàng do ung thư tinh hoàn gây ra, nam giới cần hiểu được nguyên nhân gây bệnh và biện pháp đối phó với những cơn đau.
  • Ung thư tinh hoàn chiếm 5% ung thư đường Sinh d*c - tiết niệu, hay gặp ở nam giới lứa tuổi từ 25 - 35, thường xảy ra ở những trường hợp có tinh hoàn ẩn tiền sử quai bị...
  • Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism) là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm ở bụng hoặc chỉ xuống một phần.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY