12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Temple Grandin: Biểu tượng của người tự kỷ

Temple Grandin sinh ngày 29/8/1947 tại Boston, Massachess, Mỹ. Năm 4 tuổi, cô được phát hiện bị mắc chứng tự kỷ. Bệnh tình của cô bé khá trầm trọng, cô không biết nói, không thể cảm nhận được tình cảm của mọi người, không thể chịu nổi một cái ôm của bất cứ ai...

Thời ấy, chứng bệnh tự kỷ còn rất hiếm ở Mỹ, trong 110 trẻ em mới có 1 trẻ gặp phải rắc rối này, và lúc đó, y học thế giới cũng chưa phát triển để tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị chứng bệnh này. Vì vậy, tất cả các bác sĩ được mẹ Temple Grandin nhờ chữ trị cho con gái đều rất lúng túng trong việc điều trị, họ đều khuyên gia đình nên đưa cô bé nhập viện tâm thần.

Tuổi thơ dị thường và người mẹ vĩ đại

Đó quả là cú sốc lớn với gia đình và đặc biệt là mẹ của Temple Grandin. Vì thương con và cũng vì hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, nên người mẹ đã không nỡ đưa cô bé đến bệnh viện tâm thần. Thay vào đó, hàng ngày, bằng tình yêu thương con vô bờ bến, bà đã kiên nhẫn dạy Temple Grandin nói từng từ một, dạy cho Temple Grandin từng kỹ năng đơn giản nhất trong cuộc sống mà ở độ tuổi như cô bé, những đứa trẻ khác đã thực hành hết sức thành thục như: ngồi bàn ăn, tự đi vệ sinh, mặc quần áo…

Nhưng điều này quả không đơn giản với một đứa trẻ bất bình thường, Temple Grandin rất khó tập trung khi nghe mẹ dạy vì thế khả năng tiếp thu của cô bé rất kém. Đã rất nhiều lần mẹ của Temple Grandin muốn buông xuôi đầu hàng số phận. Nhưng chỉ cần nhìn con gái ngồi trước thèm nhà nhìn lá rơi hàng giờ liền là bà lại hít một hơi thật sâu để bắt đầu cuộc chiến mới.

Cuối cùng thì những cố gắng của bà đã được đền đáp xứng đáng. Lên 6 tuổi Temple Grandin bắt đầu biết nói và biết tự làm những việc đơn giản trong cuộc sống để phục vụ bản thân. 9 tuổi Temple Grandin đi học và biết đọc, biết viết. Người hạnh phúc nhất thế giới lúc đó không ai khác là mẹ của Temple Grandin, vui mừng với những tiến bộ vượt bậc của con, bà thấy mình có quyền đặt hy vọng vào một tương lai tương sáng hơn nhiều. Trong tương lai đó, bà ước ao Temple Grandin sẽ được học trung học, thậm chí là đại học.

Khi hai mẹ con Temple Grandin chưa biến giấc mơ trên thành sự thật thì họ lại chịu thêm cú sốc mới. Năm Temple Grandin 14 tuổi, bố mẹ cô chính thức ly hôn. Không lâu sau đó, mẹ của Temple Grandin lại đi bước nữa. Dù ít có thời gian gần gũi với cha, nhưng cuộc chia tay giữa cha và mẹ cũng tác động mạnh đến Temple Grandin. Đang ở vào giai đoạn dậy thì, Temple Grandin lại trải qua thời gian trầm cảm mới và phải mất hơn năm trời mới quen được sự vắng mặt của cha để bắt đầu cho cuộc sống với mẹ và cha dượng.

Trôi theo những cuộc chiến

Đó là những “cuộc chiến” của Temple Grandin khi ở trong gia đình, còn ngoài xã hội, quá trình hội nhập bạn bè ở trường với một đứa trẻ không được phát triển toàn diện và bình thường như Temple Grandin cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Từ việc tiếp thu kiến thức, tham gia các hoạt động ngoại khóa, để mọi người hiểu mình, hòa đồng cùng bạn bè… đều là những “cuộc chiến” thật sự đới với Temple Grandin.

Quá trình học tập của Temple Grandin gặp phải rất nhiều chông gai, căn bệnh tự kỷ đã khiến cô không thể tập trung và tư duy bình thường. Mà cô phải tư duy mọi thứ bằng hình ảnh. Trí não của cô phải luôn luôn vận hành để cố gắng ghi nhớ những gì đã học được, quan sát được và đã trải nghiệm. Nhưng cũng bằng cách tư duy hình ảnh độc đáo này mà nó đã trở thành cơ sở để cô sáng chế và phát mình ra những thiết kế khoa học thật sự có ích sau này.

Không chỉ là nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn mà bà còn là tác giả của 10 cuốn sách chủ đề tâm lý con người và tâm lý động vật, nhà hoạt động, diễn giả thường xuyên để chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích đến mọi người.

Với lối nói chuyện cộc lốc, không làm chủ được âm điệu giọng nói và không bao giờ nhìn thẳng vào mắt người đối diện, Temple Grandin đã nhanh chóng trở thành trò đùa của đám học trò nghịch ngợm. Vì phản kháng với sự kỳ thị, trêu ghẹo của bạn bè mà Temple Grandin đã nhiều đánh nhau, đỉnh điểm là có lần cô đã bị đuổi học. Việc xin học lại lại cho con gái gặp không ít rắc rối và phiền toái, vì chẳng một trường học nào dành cho học sinh bình thường lại muốn nhận một người tự kỷ như Temple Grandin cả.

Nhưng với lòng khát khao đến trường cháy bỏng của Temple Grandin và những nỗ lực không ngừng của người mẹ, cuối cùng thì một trường học mang tên Hampshire Country School cũng đã chấp nhận nhận Temple Grandin vào học.

Bước ngoặc cuộc đời lớn nhất đã đến với Temple Grandin vào năm bà 18 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, Temple Grandin được mẹ thưởng cho chuyến nghỉ hè tại trang trại của người dì ruột. Cuộc sống mới lạ ở trang trại đã thu hút toàn bộ sự chú ý của Temple Grandin. Bằng cách tư duy hình ảnh, Temple Grandin đã liên tục quan sát và khám phá ra rất nhiều điều kỳ thú về loài vật ở đây. Cũng tại đây, Temple Grandin khám phá ra rằng bà có thể không hiểu rõ được con người, nhưng với loài vật, bà lại hiểu chúng rất rõ.

Bằng chứng là chỉ hơn 2 tháng sống ở trang trại bà đã tìm ra nguyên nhân khiến lũ bò của dì cứ cuống quít hoảng sợ bỏ chạy mặc sức cho các chàng cao bồi hò hét bắt chúng vào hàng lối khi đi ngang hàng rào có phơi áo hay đi gần chỗ có lá cờ đang bay phần phật trong gió. Khi Temple Grandin bảo dì hãy hạ lá cờ xuống hay đừng cho phơi áo ở bờ rào thì quả nhiên đàn bò không còn giở chứng bất trị nữa. Phát kiến đó đã khiến dì Temple Grandin vô cùng ngạc nhiên. Vì dù đã giành gần như cả đời mình cho cuộc sống trang trại nhưng bà lại không thấu hiểu lũ bò bằng cô bé 18 tuổi thường bị mọi người chế giễu là không bình thường này.

Chưa hết, sau phát kiến đó, Temple Grandin còn làm dì ngạc nhiên hơn với chiếc máy do cô tự chế tạo và gọi là máy “an ủi”. Chứng kiến cảnh một con bê trong đàn gia súc của dì chỉ thật sự bình tĩnh khi nằm yên trong một cái chuồng chật hẹp, Temple Grandin đã tự làm chiếc máy tương tự bằng gỗ ép có gắn ròng rọc để cô có thể trèo vào đó dễ dàng mỗi khi mất bình tĩnh.

Lần đầu tiên chứng kiến cảnh Temple Grandin nằm trong cái máy “an ủi” đó, mẹ và dì của cô vô cùng sốc. Nhưng sau khi thấy công dụng trấn an tinh thần của chiếc máy đối với Temple Grandin họ mới thật sự yên tâm. Đến tận bây giờ, cô vẫn sử dụng chiếc hộp đó để làm dịu đi tình trạng thể chất và tâm lý không ổn định của mình. Ấy vậy mà, mọi thứ vẫn công hiệu như xưa.

Năm 1996, kết thúc kỳ nghỉ hè ở trang trại nhà dì, Temple Grandin bắt đầu theo học khoa tâm lý thuộc trường đại học Franklin Pierce. Để khuyến khích con hòa nhập cộng đồng, mẹ của cô đã đăng ký cho cô học nội trú tại trường. Ngoài quần áo và sách vở, khi nhập học Temple Grandin còn mang theo chiếc máy an ủi của mình.

Dù đem lại cho Temple Grandin sự bình tĩnh cần thiết nhưng chiếc máy an ủi đó cũng khiến Temple Grandin gặp rắc rối khi bạn cùng phòng tố cáo cô ùng chiếc máy đó như hình thức để “hành lạc”. Năm lần bảy lượt nhở vả chuyển phòng, cuối cùng Temple Grandin cũng yên thân với chiếc máy “an ủi” bên cạnh khi bạn cùng phòng của cô bị mù và rất có lòng cảm thông.

Năm 1970 Temple Grandin tốt nghiệp trường Franklin Pierce. Năm 1975, Franklin Pierce tiếp tục tốt nghiệp khoa Động vật học của Trường Đại học Arizona – Mỹ. Chưa dừng lại ở đó, Franklin Pierce cô đã tiếp tục học lên thạc sĩ.

Thế giới cần đến tất cả các kiểu trí óc

Thành công nổi bật của Temple Grandin trên con đường sự nghiệp không thể không nhắc đến công trình thiết kế và xây dựng trang trại nuôi bò hiệu quả mà về sau được phổ biến trên toàn nước Mỹ.

Bằng cách tư duy hình ảnh độc đáo của mình, Temple Grandin đã sáng chế và phát mình ra quy trình chăn nuôi và giết mổ gia súc tiết kiệm nhất, gia súc ít bị đau đớn nhất từ trước đến nay trên thế giới. 1/3 cơ xưởng chăn nuôi tại Mỹ hiện nay đang sử dụng máy móc do bà tạo ra.

Hiện nay Temple Grandin đã trở thành giáo sư tại đại học Tổng hợp bang Colorado chuyên ngành gia súc và tiếp tục cống hiến khả năng sáng tạo và thiên bẩm của mình cho lĩnh vực này.

Những gì mà Temple Grandin làm được đã cho thấy rằng những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ không có nghĩa là mọi thứ đã chấm hết. Thậm chí những đứa trẻ này còn có thể có khả năng phát triển vượt trội khả năng thiên bẩm và còn đạt được những điều vượt trội mà có thể những đứa trẻ bình thường không làm được nếu chúng được phát hiện bệnh kịp thời và giáo dục đúng hướng.

Khổng Thu Hà

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/temple-grandin-bieu-tuong-cua-nguoi-tu-ky-16575/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY