ThS, BS Vương Xuân Toàn (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai) là một trong số ít những bác sĩ thuộc thế hệ 9X đã hai lần chi viện cho điểm nóng là Đà Nẵng và Hải Dương trong công tác điều trị.
Ngày 6-2, anh nhận nhiệm vụ chi viện cho hải dương chống dịch. lần này, khác với chiến tuyến tại đà nẵng, hải dương là quê hương của anh. bs toàn cho rằng điều may mắn là tại ổ dịch poyun, đa phần người mắc là công nhân đều khỏe mạnh, ít bệnh lý nền, sức đề kháng tốt, khả năng diễn biến nặng thấp hơn so với đà nẵng.
Lúc này tại Bệnh viện dã chiến số 2 có hai bệnh nhân nặng đang được đề nghị chuyển lên phòng ICU (chăm sóc tích cực) và thiết lập hoạt động luôn trong đêm hôm đó.
Chỉ có một giờ đồng hồ để chuẩn bị, 23 giờ 15 phút, BS Toàn cùng một chiếc máy thở ô-xy dòng cao (HFNC) có mặt ở Bệnh viện Dã chiến 2. Không có thời gian nghỉ ngơi, anh bắt tay ngay vào thăm khám và lắp máy thở cho bệnh nhân. “May mắn, bệnh nhân đáp ứng tốt với máy thở và sức khỏe ổn định lên từng ngày”.
ThS, BS Vương Xuân Toàn (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai) là một trong những bác sĩ trẻ nhất từng hai lần chi viện cho điểm nóng Đà Nẵng – Hải Dương.
Ngay sau khi tiếp nhận các ca nặng vào đêm 6-2, BS Toàn nhận thấy tiên lượng của các bệnh nhân đều tốt bởi đây đều là đối tượng tuổi không quá cao, ít bệnh lý nền. Ngoài ra, việc phát hiện nhanh giúp các bệnh nhân được điều trị và tiếp cận với phác đồ sớm.
Đêm 29 Tết năm Tân Sửu là một đêm đặc biệt với BS Toàn khi tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tim đập nhanh, huyết áp cao, khó thở và toàn thân tím tái. BS Toàn thấy bệnh nhân có triệu chứng giảm ô-xy máu thầm lặng khiến diễn biến bệnh trở nặng nhanh hơn.
“Ngay lập tức, tôi tức tốc triển khai cho bệnh nhân thở máy. Sau khi bệnh nhân đã có đáp ứng với máy thở, ê-kíp nhanh chóng xin chỉ đạo của các chuyên gia đầu ngành. Các chuyên gia đề nghị dùng tất cả các trang thiết bị vật tư có tại Bệnh viện dã chiến 2 để điều trị cho bệnh nhân. Chúng tôi đã tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhân để loại bỏ bớt các chất độc trong máu đồng thời bổ sung thêm thầy Thu*c để theo sát bệnh nhân liên tục”, BS Toàn kể.
Anh và các đồng nghiệp theo dõi tình trạng các bệnh nhân hàng giờ.
BS Toàn cho biết thêm, bệnh nhân này diễn biến cực kỳ nhanh, buổi sáng chỉ có biểu hiện khó thở nhưng đến chiều chỉ số ô-xy trong máu trung bình chỉ còn 60%, so với 95% của người bình thường, đây là con số vô cùng thấp. Sau sáu giờ đồng hồ túc trực bên bệnh nhân, ca bệnh này đã vượt qua cơn nguy kịch, dần ổn định và đáp ứng tốt phác đồ điều trị.
Bốn bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến 2 hiện đã bước vào giai đoạn đỉnh điểm của bệnh. BS Toàn hy vọng bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt phác đồ điều trị, thời gian tới sẽ diễn biến theo hướng tốt hơn để họ có thể ra viện. Còn những bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Nội đang được các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai theo dõi sát sao, khả năng bệnh nhân chuyển biến nặng, phải đưa vào khoa hồi sức là rất thấp.
Ngày 28-1, chị Trần Thị Dung, cán bộ của BV Bạch Mai tăng cường, phụ trách kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Hải Dương nhận lệnh lên đường. Lúc này, chồng chị là chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ phục vụ Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Sau khi xuống Hải Dương, chị Dung và đoàn công tác nhanh chóng tiến vào điểm nóng Chí Linh để khảo sát tình hình. Vì là bệnh viện hạng 2 nên công tác kiểm soát nhiễm khuẩn ở đây vô cùng thiếu thốn, lúc này chị Dung và đoàn công tác nhận được chỉ đạo ở lại Hải Dương để rà soát, tư vấn hỗ trợ cho hai bệnh viện dã chiến.
Chị Trần Thị Dung, cán bộ của BV Bạch Mai.
Chị dung kể lại, đó là thời điểm chị vô cùng hoang mang vì cả hai cùng vắng nhà, con chưa biết gửi ai. tối muộn ngày 28-1, chị dung được tạo điều kiện quay về hà nội sắp xếp chút đồ dùng cá nhân để trở lại hải dương cho cuộc chiến dài ngày. để giữ an toàn cho người nhà, chị không thể gặp ai để chào tạm biệt, một mình lầm lũi dọn đồ trong nỗi nhớ con da diết.
Chị Dung nghẹn ngào: “Chồng tôi xác định phải một thời gian rất lâu nữa mới được gặp vợ, muốn tranh thủ về nhà cùng tôi chuẩn bị đồ nhưng điều kiện không cho phép. Sáng sớm hôm sau hai vợ chồng chỉ có thể đứng từ xa nhìn nhau chưa biết ngày gặp lại”.
26 tết, khi cả đoàn công tác của bệnh viện bạch mai họp báo cáo tình hình để phân bổ lại lực lượng hỗ trợ cho các điểm nóng khác, chị dung vô cùng phân vân trước quyết định xin về hay ở lại. nếu ở lại, ai sẽ lo cái tết cho cả gia đình nội ngoại. nhưng nếu trở về thì công tác kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ có một khoảng trống khi nhân lực mỏng.
“Bệnh viện còn có quá nhiều khu vực điều trị, bao gồm cả hồi sức và cấp cứu, trong khi nhân lực giám sát chỉ có hai người, không thể đảm đương hết công việc” chị Dung kể. Đó là lý do chị chọn ở lại.
Công việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại BV dã chiến khá vất vả khi nhân lực mỏng.
Xa nhà, nỗi lo lắng nhất của chị Dung là đứa con gái bé bỏng luôn khóc đòi mẹ mỗi khi gọi điện trò chuyện qua video. Bé đã đón sinh nhật bốn tuổi với ông bà ngoại mà không có cả bố lẫn mẹ ở bên. Chị chỉ biết nghẹn ngào mà nói với cô con gái nhỏ Bắt được con virus, mẹ sẽ về với con”.
Ngày 30 tết, chị rất vui vì nghe tin đã có 30 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, ít nhất cũng đã đạt được 1/5 số bệnh nhân hiện đang điều trị tại bệnh viện. thế nhưng, tình hình dịch tại hải dương vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi số ca nhiễm sau tết nguyên đán tại đây vẫn ghi nhận con số vài chục ca mỗi ngày tại các khu cách ly. công tác kiểm soát nhiễm khuẩn như công việc của chị đang được nâng cao thêm một bước.
Chị Dung trò chuyện với cô con gái bốn tuổi của mình để tiếp thêm nghị lực tại tuyến đầu điều trị.
Không tránh được cảm giác buồn vì xa nhà, vì nỗi lo toan cho gia đình ngày tết, lo cho cô con gái bé bỏng lần đầu xa mẹ lâu như thế nhưng chị dung và các cán bộ y tế tại bệnh viện dã chiến số 2 hải dương vẫn đang giấu nỗi niềm vào sâu bên trong, để hằng ngày làm nhiệm vụ của những chiến sĩ áo trắng, để chờ đợi vào một chiến thắng gần nhất.
Tết bình anChủ đề liên quan:
bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 2 bv bạch mai chống dịch điều trị hải dương kiểm soát nhiễm khuẩn