Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thâm cung bí sử (222 - 4): Bài thơ cuối cùng

MangYTe - Còn một bề nữa tôi phải lo là 3 đứa con ở quê. Tôi về đưa cả 3 đứa ra Hà Nội học. Tôi nói với các con: Việc học hành quyết định tương lai của các con. Bố sẽ gửi các con cho một người thầy thật tử tế. Nhưng các con phải cố gắng rất nhiều. Và người thầy đó là Giáo sư Văn Như Cương.

Tất cả học sinh nơi trường thầy dạy đều khá giỏi nên các con tôi phải cố gắng rất nhiều mới theo kịp. Các con tôi rất ngoan, học hành chăm chỉ và cả ba đứa đều lần lượt đỗ đại học. Tôi tự hào về các con. Chúng nó đều trưởng thành cả. Điều tôi bất ngờ là Trâm và các con tôi đều không chịu được tính khí của nhau. Thế là tôi phải thuê nhà cho ba đứa con học. Nuôi ba đứa con ăn học ở Hà Nội là chuyện không đơn giản. Tôi phải làm việc rất nhiều, viết rất nhiều, nếu không cả nhà sẽ bị đói. Rồi Trâm sinh con trai là Nhật Linh. Biết tin, mẹ tôi ra Hà Nội bế cháu. Mẹ khen nó đẹp quá, nhìn thật thích. Nhưng con sẽ vất vả vì phải nuôi nhiều người, trong khi lương hưu con để ở quê.

Thấm thoắt đã đến ngày sinh nhật lần thứ 53 của hồng trâm (1/7). tôi mua hoa cắm bình và tổ chức một cuộc liên hoan nhỏ. sáng hôm sau trâm bị đột quỵ vì bệnh tim. nằm trên xe cấp cứu 115 trâm khóc rất nhiều. tôi ôm em an ủi: "em đừng sợ. còn có anh cơ mà". "anh không cứu được em đâu". trâm nói như vậy và sự thật cũng đúng như vậy. một giáo sư đầu ngành đã khám và nói với tôi: "chị trâm bị bệnh to tim. quả tim to lên rất nhanh. khi tim to hết cỡ thì người bệnh sẽ ch*t, không có Thu*c gì cứu được. anh nên đưa chị về nhà. mua một cái đệm nước để chị nằm đỡ đau. đặt ti vi trong phòng để chị đỡ buồn. cứ hai ngày 1 lần tôi sẽ cử các bác sĩ đến khám lại cho chị và điều chỉnh lại toa Thu*c". các bác sĩ tim mạch đến nhà khám cho trâm rất đều. và họ nói: "tình hình mỗi ngày một xấu thêm". ở hà nội có một vị giáo sư đông y chữa tim mạch giỏi nổi tiếng, đó là ông bành khừu. tôi mời giáo sư bành khừu đến khám cho trâm. ông kê đơn Thu*c và nói: "cứ lấy 5 thang về uống. đây là bài Thu*c tốt nhất, nhưng có khỏi hay không thì còn tùy số mệnh". tôi đọc lại thật kĩ lá số tử vi của trâm và thấy trâm sắp phải đi xa rồi. vả lại trâm cũng đã linh cảm trước điềm dữ của mình. trâm đã cầm cự được cho đến đầu năm 2001. tuy nằm bất động nhưng trâm vẫn làm thơ. em sửa lại tất cả các bài thơ đã in và đóng thành tập, đặt tên là lang thang gió. ngày 25/3/2001, tôi thấy trâm đã yếu lắm. chiều hôm đó trước khi ra về, tôi nói với anh em trong tòa soạn: "sớm mai nếu tôi gọi điện thoại cho các bạn thì chuyện buồn nhất đã xảy ra rồi". tối hôm đó, một số anh em trong tòa soạn đã đến nhà thăm trâm, gồm đỗ mai thúy, triệu ngọc lâm, nguyễn hồng sơn, trương hoàng long. hôm đó trâm làm bài thơ cuối cùng. bài thơ này trâm nhờ trương hoàng long chép hộ. em quá yếu rồi, không cầm nổi cây bút nữa.

10 năm vèo gió bụi

Mộng xây Cửu Trùng Đài

Giờ tử hang lạnh tối

Tôi trườn về ban mai.

Đó là một bài thơ vĩnh biệt cuộc đời. trâm sẽ ra đi. và thời gian thì em đã nói rõ rồi "ban mai". suốt đêm tôi không ngủ, cứ ngồi ôm trâm. tôi sợ nếu chợp mắt một chút khi em ra đi, tôi không biết. và vào lúc 4h sáng, trâm thở dốc mấy lần rồi tắt thở. lúc đó mọi người đã về hết từ lâu rồi, chỉ còn mỗi đỗ mai thúy ở lại. sáng hôm sau cả tòa soạn đã chạy đến với tôi. giờ phút đó tôi thấy mình vô cùng cô đơn. may mà còn có anh chị em trong tòa soạn.

(Còn nữa)

Tiểu phẩm của Khánh Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/tham-cung-bi-su-222-4-bai-tho-cuoi-cung-20201125144509133.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY