Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thâm cung bí sử (232 - 1): Cuộc điện thoại bất ngờ

MangYTe - Điện thoại của tôi đổ chuông. Trên màn hình là một số máy lạ hoắc. Tôi không tắt máy vì tò mò. Sau tiếng alo của tôi là một giọng nói quá quen: Anh có nhận ra em nữa không?. Sao lại không. Đây là Bình Bắc Ninh. Đôi khi trong giấc mơ, anh vẫn nghe giọng nói của em.

Nhưng tại sao em lại mò được số máy của anh?". "thế mới bất ngờ. gặp ai quê ở diễn châu, nghệ an em cũng hỏi họ là có biết nhà văn khánh hoàng không. nhiều người nói là biết anh qua tác phẩm nhưng số điện thoại thì không biết. em gọi khắp nơi nhưng rồi đều không được. có người khuyên em thử gọi về báo gia đình & xã hội xem sao. em gọi về tòa soạn báo và xin được số máy của anh. thế là em gọi anh ngay. may quá". "đúng là thật may, vì đã 38 năm rồi chúng ta không liên lạc với nhau. em khỏe không?". "em cũng tàm tạm". "còn chồng em?". "chồng em khỏe như vâm". "thế là em nuôi chồng giỏi đấy". "đó là nhờ gái nuôi chứ không phải em. anh cho số nhà cụ thể, em sẽ đến thăm anh". "nhưng hiện giờ em đang ở đâu?". "em đang ở bắc ninh. nhưng con gái em lấy chồng ở hà nội và thỉnh thoảng em lại về nhà con vài hôm".

Tôi rất mừng vì có thể sẽ được gặp lại Bình. Năm 1982, đơn vị tôi đóng quân ở xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, Bắc Giang và Bình đang dạy học ở đây. Chiều hè, tôi thường đi dạo trên đồng lúa. Đi dạo trên đồng thì mát và lúa thì con gái đẹp lắm. Những lần đi dạo đó tôi thường bắt gặp Bình cũng thong thả đi dạo và đọc sách. Lúc đó, tôi vừa in cuốn tiểu thuyết Trên Không Yên Tĩnh. Gặp Bình trên đồng lúa, tôi hỏi: "Cô giáo Bình thích văn học của nước nào?". "Em thích văn học Pháp và văn học Nga". "Còn văn học Việt Nam?". "Văn học Việt Nam em ít đọc lắm". "Nhưng hình như cô dạy Văn cơ mà". "Vâng, em dạy Văn, nhưng tất cả đã có trong giáo trình rồi". Chiều hôm sau, tôi tặng Bình cuốn sách mới xuất bản của tôi. "Em cảm ơn anh. Sách mới quá. Không ngờ em lại được gặp tác giả. Em sẽ đọc ngay". Chiều hôm sau Bình nói với tôi: "Em đã thức trắng đêm, đọc một mạch hết cuốn sách của anh, vừa đọc vừa lo sách hết mất.

Đọc sách cứ thấy như anh ở bên cạnh vậy. Em có một đề nghị hơi mạo muội, anh đừng cười nhé". "Cô giáo cứ nói đi, đừng ngại". "Anh có thể bố trí thời gian nói với Hội đồng giáo viên chúng em một buổi về văn học Việt Nam hiện đại được không? Chẳng mấy khi gặp được nhà văn ở cái miền Trung du hẻo lánh này". "Tôi sẵn sàng. Cô giáo cứ sắp xếp đi và báo trước cho tôi một hôm". "Anh luôn miệng gọi em là cô giáo, nghe xa cách thế nào ấy". "Tôi xin lỗi. Từ mai sẽ gọi cô giáo bằng em nhé".

(Còn nữa)

Tiểu phẩm của Khánh Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/gia-dinh/tham-cung-bi-su-232-1-cuoc-dien-thoai-bat-ngo-20210429082841286.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY